Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đề xuất mở rộng đối tượng tham gia, tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ LĐ-TB&XH đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp và tăng mức đóng tối đa 1%.

Bộ LĐ-TB&XH đã có tờ trình về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi). So với Luật Việc làm năm 2013, dự thảo có hai nội dung sửa đổi lớn liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp.

Bao hiem that nghiep anh 1

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đề xuất thêm đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Ảnh: Thạch Thảo.

Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định hiện hành chưa bao phủ hết tất cả đối tượng có quan hệ lao động. Ngoài ra, chính sách bảo hiểm thất nghiệp chưa thực sự gắn với thị trường lao động, còn nặng về giải quyết trợ cấp thất nghiệp, chưa chú ý thỏa đáng đến giải pháp phòng ngừa thất nghiệp.

Một số quy định về chế độ trợ cấp thất nghiệp, căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp không còn phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 27 của Trung ương. Do vậy, dự thảo luật đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp để phù hợp với thực tế.

Cụ thể, bổ sung thêm đối tượng tham gia: Người lao động có giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn từ một tháng trở lên; người làm việc không trọn thời gian, có tổng mức tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố.

Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hưởng tiền lương.

Với Luật Việc làm hiện nay, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp chưa quy định người lao động có hợp đồng lao động từ đủ một tháng đến dưới 3 tháng thuộc đối tượng tham gia. Đây vốn là nhóm có nguy cơ mất việc làm cao và thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Giai đoạn 2015-2023, số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp tăng trung bình 6%/năm, qua các năm. Đến năm 2023, số người tham gia chiếm 31,5% lực lượng lao động trong độ tuổi.

Bên cạnh việc mở rộng đối tượng tham gia, dự thảo luật cũng đề xuất sửa mức đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Luật Việc làm quy định mức đóng này của người lao động và người sử dụng lao động cố định là 1% mức tiền lương tháng.

Theo tờ trình dự thảo, mức đóng này chưa đảm bảo tính linh hoạt trong điều chỉnh mức đóng bảo hiểm thất nghiệp, nhất là trong các trường hợp thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế, suy thoái khi Quỹ kết dư lớn.

Chính vì vậy, dự thảo luật đề xuất sửa đổi mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo hướng người lao động đóng tối đa bằng 1% tiền lương tháng; người sử dụng lao động đóng tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) dự kiến trình Chính phủ vào giữa năm 2024; trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần đầu vào kỳ họp thứ 8, tháng 10/2024.

Người dùng mũ bảo hiểm đập vỡ kính ô tô là cán bộ hải quan

Liên quan đến vụ việc tài xế xe máy đập bể kính ô tô sau khi va chạm ở TP Vinh, cơ quan chức năng bước đầu xác định người này đang công tác tại Hải quan Nghệ An.

Va chạm giao thông, nam thanh niên lấy mũ bảo hiểm đập vỡ kính ô tô

Nam thanh niên đi xe máy 'hùng hổ' cởi mũ bảo hiểm đập vỡ kính xe ô tô sau khi xảy ra va chạm giao thông.

Lương hưu được điều chỉnh tăng thế nào từ 1/7?

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam kiến nghị từ 1/7 lương hưu tăng 8%, tuy nhiên Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết ít nhất lương hưu phải tăng 15%.

https://vietnamnet.vn/de-xuat-mo-rong-doi-tuong-tham-gia-tang-muc-dong-bao-hiem-that-nghiep-2261549.html

Vũ Điệp/Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm