Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đề xuất miễn học phí cho học sinh THCS trên toàn quốc

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo đề xuất Chính phủ miễn học phí cho học sinh THCS trên toàn quốc, kể từ năm học 2022-2023.

Nội dung trên được Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn đề xuất tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương, sáng 4/7. Đồng thời, Bộ đang triển khai các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng về giá sách giáo khoa.

Trước đề xuất trên, Thủ tướng giao các cơ quan phối hợp nghiên cứu, đánh giá kỹ tác động. Trong đó, Bộ Tài chính tính toán các vấn đề liên quan tới ngân sách theo tinh thần chung đã được Chính phủ và Thủ tướng chỉ đạo là cần rà soát, có lộ trình điều chỉnh học phí phù hợp, không gây khó khăn hơn cho người dân và học sinh.

Miễn học phí cấp THCS không phải đề xuất mới của Bộ GD&ĐT. Năm 2016, Chính phủ giao Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng báo cáo về việc miễn học phí cho học sinh THCS theo lộ trình.

Theo ước tính, ngân sách cấp bù miễn học phí cho 5,5 triệu học sinh cấp 2 với mức bình quân 2 triệu đồng/năm học sẽ là hơn 11.000 tỷ đồng/năm học.

Nếu thực hiện đề xuất này, ngân sách Nhà nước phải tăng thêm hơn 25.000 tỷ đồng trong giai đoạn 3 năm 2022-2024 (sau khi trừ đi số học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn, học sinh đã được miễn học phí theo quy định tại Nghị định 81).

Cũng tại hội nghị, Bộ trưởng GD&ĐT cho biết toàn ngành đang tập trung chuẩn bị tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia trong những ngày tới để bảo đảm an toàn, nghiêm túc, chất lượng và công bằng.

Bộ Giáo dục cũng nghiên cứu, thiết kế môn Lịch sử trong chương trình giáo dục cấp THPT, bao gồm cả học phần bắt buộc và lựa chọn. Việc thiết kế học phần cho bộ môn này sẽ được thiết kế hợp lý, khoa học và bảo đảm hiệu quả cao nhất.

mien hoc phi cho hoc sinh THCS anh 1

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đề xuất miễn toàn bộ học phí cho học sinh THCS từ năm học 2022-2023. Ảnh: QH.

Cũng tại hội nghị sáng nay, các tư lệnh ngành góp nhiều ý kiến nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết hàng hóa trong nước có tăng giá nhưng vẫn thấp hơn khu vực và thế giới. Trước dự báo tình hình sắp tới còn nhiều thách thức, đặc biệt nếu dịch bùng phát trở lại, ông Diên đề nghị tiếp tục triển khai biện pháp như tiêm vaccine, kiểm soát lạm phát, bảo đảm nguồn cung nguyên vật liệu...

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đánh giá lần đầu tiên sau nhiều năm, tăng trưởng GDP đạt mức 7,72% trong quý II, chứng tỏ nền kinh tế đang vận hành tốt, các ngành đang phục hồi và phát triển vượt bậc.

Để thúc đẩy các dự án hạ tầng trọng điểm và chiến lược, ông cho rằng phải chuẩn bị kỹ lưỡng với đội ngũ tư vấn giỏi. Cùng với đó, địa phương phải làm tốt công tác giải phóng mặt bằng.

Trong khi đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng ghi nhận việc GDP của Việt Nam tăng cao, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp so với nhiều nước trên thế giới và khu vực.

Tuy nhiên, ngân hàng Trung ương nhiều nước đều đánh giá lạm phát vẫn chưa lên tới đỉnh điểm, trong khi kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, đòi hỏi các giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô trong những tháng cuối năm phải rất đồng bộ, xác định rõ mục tiêu ưu tiên rõ ràng.

Hết nhiệm kỳ, ĐBSCL sẽ có 500 km đường cao tốc

Dù đến nay, cả vùng ĐBSCL mới có 90 km đường cao tốc, Bộ trưởng GTVT tin với số vốn được tập trung cho giao thông, hết nhiệm kỳ, số km đường cao tốc tại đây có thể đạt mốc 500.

Bộ trưởng GTVT: ‘Sẽ không còn Tổng cục Đường bộ’

“Tổng cục Đường bộ chắc chắn sẽ không còn, bởi xét theo quy định, đơn vị này không đảm bảo tiêu chí”, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể chia sẻ với báo chí ngày 20/6.

Mỹ Hà

Bạn có thể quan tâm