Trong gần 2 năm qua, đây là lần thứ 5 UBND tỉnh Quảng Ngãi có văn bản gửi nhà chức trách GTVT về việc xin bổ sung quy hoạch sân bay trên đảo Lý Sơn. Tuy nhiên, lần đề xuất này đặc biệt bởi văn bản được gửi đi sau khi Cục Hàng không làm việc trực tiếp với UBND tỉnh vào ngày 18/11 để xem xét tính khả thi của dự án.
Trong văn bản, UBND tỉnh Quảng Ngãi bày tỏ thống nhất cao với nội dung kết luận của Cục trưởng Cục Hàng không Đinh Việt Thắng liên quan đến việc bổ sung sân bay Lý Sơn theo đề nghị của tỉnh.
Huyện đảo Lý Sơn nằm về phía đông bắc tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền 15 hải lý (27,7 km). Ảnh: Google Maps. |
Trao đổi với Zing, ông Đinh Việt Thắng cho biết dự thảo quy hoạch sân bay toàn quốc hiện nay gồm 31 sân bay, trong đó không có sân bay Lý Sơn. Tại cuộc làm việc với tỉnh, Cục Hàng không đã cho phép địa phương lập đề án nghiên cứu sân bay Lý Sơn, quy hoạch thành sân bay dân dụng.
Liên quan đến việc sân bay Lý Sơn có được đưa vào dự thảo quy hoạch hay không, lãnh đạo Cục Hàng không cho biết sau khi làm việc xong với các tỉnh thành xin quy hoạch thêm sân bay, Cục sẽ tổng hợp kết quả và báo cáo Bộ GTVT.
Trước đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết đang có một số nhà đầu tư quan tâm và đề xuất triển khai đầu tư xây dựng sân bay Lý Sơn theo hình thức BOT. Tỉnh Quảng Ngãi dự kiến lấn biển tại mép phía đông của đảo Lý Sơn để làm vị trí xây dựng sân bay.
Sân bay sẽ có cấp 4C với đường cất hạ cánh dài 2.400 m, đáp ứng máy bay A320, A321 và tương đương. Dự kiến, năng lực khai thác của sân bay đạt 3-3,5 triệu khách/năm.
Dự toán đầu tư sân bay là 5.000 tỷ đồng với 100% vốn của nhà đầu tư BOT. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2023 đến 2027.
Những cuốn sách hay về biển đảo Việt Nam
Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông, do tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ làm chủ biên, nói về lịch sử xác lập, thực thi các quyền, lợi ích chính đáng của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, với các vùng biển, thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia.
Cà Nóng chu du Trường Sa là một cuốn sách thú vị về biển đảo, là chuyến du hành ngược thời gian để khám phá những cột mốc lịch sử của cha ông trong tiến trình chinh phục và gìn giữ biển đảo.
Ngành đóng thuyền và tàu thuyền ở Việt Nam thời Nguyễn cung cấp một cái nhìn tổng quát về ngành đóng thuyền và tàu thuyền ở Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn và ở Việt Nam trong thời kỳ đầu của vương triều Nguyễn (1802-1945). Các chúa Nguyễn đã lập những đội thuyền như: Thanh Châu, Hải Môn, Bắc Hải,… để vượt biển đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cắm cột mốc khẳng định chủ quyền