Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành văn bản gửi Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam về nội dung tăng cường thực hiện nếp sống văn minh tại các lễ hội, cơ sở thờ tự Phật giáo.
Công văn nêu, trong những năm qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch luôn nhận được sự đồng hành của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong việc gìn giữ và nâng cao các giá trị văn hóa truyền thống; xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh ở khu dân cư, góp phần thực hiện tốt các chính sách về văn hóa, tôn giáo.
Người dân Thủ đô dâng lễ ngày Rằm tháng Chạp tại Phủ Tây Hồ. |
Nhằm chuẩn bị tốt nhất các điều kiện phục vụ nhân dân vui xuân, đón Tết Quý Mão lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mong Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tuyên truyền, vận động các tăng ni, phật tử trong việc phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, các giá trị đích thực của tín ngưỡng và nghi lễ truyền thống; lan tỏa giá trị từ bi, lòng bao dung, tôn trọng sự đa dạng văn hóa của cộng đồng có tín ngưỡng.
"Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đề nghị Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam hướng dẫn đồng bào Phật tử và bà con thực hiện biện pháp phòng ngừa các hiện tượng mê tín dị đoan, không đốt đồ mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo đảm bảo phù hợp với thuần phong mỹ tục, giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc", văn bản nêu rõ.
Bộ cũng mong muốn Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tham gia, phối hợp với chính quyền địa phương triển khai thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội theo quy định của Nghị định số 110 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tin tưởng rằng với sự phối hợp của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đồng bào phật tử và Nhân dân cả nước sẽ được tham gia các hoạt động văn hóa, lễ hội lành mạnh, an toàn, tiết kiệm để vui Xuân, đón Tết.
Sách hay về đô thị
Bốn thành phố biến mất - nhà báo nổi tiếng về mảng khoa học Annalee Newitz đưa độc giả bước vào một cuộc phiêu lưu đầy thú vị và rất cuốn hút khi tìm hiểu lịch sử của cuộc sống đô thị. Tác giả khám phá sự ra đời, phát triển, rồi sụp đổ của bốn thành phố cổ đại, trong đó, mỗi thành phố là trung tâm của một nền văn minh phát triển rực rỡ.
Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương như những thước phim ký ức quay chậm đưa độc giả về lại với một Sài Gòn của những địa danh Hồ Con Rùa, chợ Bến Thành... và một Gia Định xa xưa của thời lưu dân mở cõi hơn 300 năm trước.
Hà Nội một thuở phố và người ghi dấu những nét văn hóa riêng, đặc trưng của Hà Nội và người Hà Nội qua từng thời kỳ dưới góc nhìn của một con người Hà Nội, đã gắn bó với mảnh đất thủ đô. Tác phẩm như tiếp lửa cho những con người yêu Hà Nội thêm hiểu và gắn bó với mảnh đất này.