Gầu cạp đấp hoạt động xuyên đêm để làm tơi đất, giảm ma sát giữa đất và thành ống cọc bê tông. Ảnh: Sở TT&TT tỉnh Đồng Tháp. |
Ngày 17/1, theo lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp, đội cứu nạn ở công trình cầu Rọc Sen (huyện Thanh Bình) đã đào đất đến độ sâu 27 m so với đầu cọc bê tông.
Trong quá trình đào, đội sử dụng bentonite để giữ ổn định thành vách. Sau đó, đội cứu nạn tiến hành gia công hệ khung đỡ và hàn nối 2 đoạn ống vách D2100 (mỗi đoạn ống dài 12 m). Đến 16h cùng ngày, tổ điều hành thực hiện hạ ống vách D2100 để hàn dài 24 m.
Trước đó một ngày, đội cứu nạn tỉnh Đồng Tháp đã đưa được 1/3 ống cọc bê tông lên mặt đất. Đội tiến hành cắt một đoạn 12 m để tránh cọc bị đổ nghiêng do chiều dài tự do đầu cọc lớn.
Sau 18 ngày cứu nạn tại công trình cầu Rọc Sen, đội vẫn gặp khó khăn khi đào sâu lớp đất sét cứng, gầu cạp baret và gầu ngoạm thao tác kém hiệu quả, phải sử dụng thủ công. Công tác cắt đầu cọc cũng kéo dài với khoảng 1 tiếng/đầu cọc, nước ngập sâu.
Trước đó, trưa 31/12/2022, Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi) cùng ba bạn hàng xóm vào công trình cầu Rọc Sen (xã Phúc Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) để nhặt sắt. Không may, Nam rơi xuống ống cọc bê tông rỗng, đường kính 25 cm, đã đóng xuống đất sâu 35 m.
Chiều 4/1, nhà chức trách xác định bé Nam đã tử vong. Nguyên nhân chính là nạn nhân bị đa chấn thương, thiếu dưỡng khí và nhiệt độ thấp. Sau khi việc duy trì sự sống cho nạn nhân kết thúc, công tác cứu nạn chuyển sang giai đoạn đưa thi thể lên mặt đất.
Sách hay về Nam Bộ
Tản mạn kiến trúc Nam Bộ mang đến cái nhìn đầy đủ, toàn diện về lịch sử kiến trúc dân dụng miền Nam từ cuối thế kỷ 19 đến cuối thế kỷ 20. Đặc biệt, trên chặng đường khám phá kiến trúc, độc giả còn được tiếp cận với những câu chuyện về lịch sử xây dựng, về tập quán, văn hóa của địa phương, và về cả những ước mơ, khát vọng, phong cách của gia chủ trên từng đường nét của ngôi nhà.
Chuyện trong nhà ngoài xóm miệt Hậu Giang - nhiều câu chuyện kể cụ thể, tự nhiên về lối sống và tính cách của bà con miền Tây được ghi lại chân thực, mộc mạc. Sách không chỉ gợi lên cảm giác thân thương nơi những người con vùng sông Hậu, mà còn khiến người đọc nói chung cảm thấy ấm lòng và mát dạ biết bao khi được nghe câu nói quen thuộc “bà con chòm xóm tối lửa tắt đèn có nhau”.