Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Đế chế' ngân hàng 40 năm của Silicon Valley quan trọng như thế nào

Silicon Valley Bank là một trong những ngân hàng hàng đầu tại thung lũng Silicon. Đây là ngân hàng lớn nhất phải đóng cửa kể từ sau khủng hoảng tài chính 2008.

Sự sụp đổ của SVB đã gây sự hoảng loạn ở các công ty đầu tư mạo hiểm. Ảnh: Reuters.

Xếp hạng là ngân hàng lớn thứ 16 tại Mỹ, Silicon Valley Bank (SVB) được xem như một tên tuổi lớn trong ngành, có vị trí không thể thay thế đối với các công ty khởi nghiệp và đầu tư mạo hiểm.

Với bề dày 40 năm hoạt động, ngân hàng này đã bành trướng và trở thành tổ chức tài chính trọng yếu của giới khởi nghiệp, hợp tác với hơn một nửa các công ty có vốn đầu tư mạo hiểm ở Mỹ cùng với hàng loạt doanh nghiệp lĩnh vực công nghệ, chăm sóc sức khỏe.

Dịch vụ của SVB trải dài từ tiền gửi, cấp vốn cho các doanh nghiệp công nghệ, đầu tư mạo hiểm, cho vay và đến cả quản lý rủi ro tiền tệ. “Có rất nhiều cách để gọi tên chúng tôi. ‘Ngân hàng’ chỉ là một trong số đó”, SVB viết trên trang chủ.

Do đó, sự sụp đổ chớp nhoáng của ngân hàng Silicon Valley không chỉ là cú sốc đến giới công nghệ mà còn được xem vụ phá sản ngân hàng lớn nhất nước Mỹ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Ảnh hưởng sâu rộng đến lĩnh vực tài chính

Một trong những nhiệm vụ cơ bản nhất của SVB là vận hành như một ngân hàng truyền thống. Ngân hàng Silicon Valley quản lý khoản gửi tiết kiệm, thẻ tín dụng và các tài khoản thị trường tiền tệ với mức lãi suất 4,5%/năm.

SVB còn cung cấp các dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp để thực hiện các giao dịch thanh toán, xuất hóa đơn, quản lý các hợp đồng đăng ký dịch vụ dài hạn và trả nợ định kỳ.

SVB quan trong the nao anh 1

Hàng người đứng trước lối vào ngân hàng Silicon Valley ở thành phố Santa Clara, California. Ảnh: Bloomberg.

Nhưng điều khiến cú sụp đổ của SVB ảnh hưởng sâu rộng đến lĩnh vực tài chính là bởi ngân hàng này còn đóng vai trò như một nhà đầu tư. Trong suốt 20 năm qua, quỹ đầu tư mạo hiểm và mảng tín dụng đầu tư của SVB chuyên đầu tư cho về quản lý quỹ và những công ty đình đám như Sequoia Capital, Accel, Kleiner Perkins, Ribbit Capital…

Trong danh mục các khoản ghi nợ đến ngày đáo hạn của SVB năm 2022, có đến hơn 56% khoản nợ là đến từ các công ty đầu tư mạo hiểm và công ty cổ phần tư nhân, Bloomberg cho biết.

SVB còn được biết đến như công ty đi đầu trong hình thức tài trợ nợ mạo hiểm (venture debt). Nợ mạo hiểm thường đến từ các nhà đầu tư giàu có, các ngân hàng đầu tư hoặc bất kỳ định chế tài chính nào khác. Theo Bloomberg, phần lớn các công ty hoạt động dựa trên vốn mạo hiểm hiện nay thường được tài trợ bởi ngân hàng SVB.

Một trong những cách thức cho vay vốn phổ biến nhất của họ là vay thế chấp tài sản, thế chấp cổ phần và vay theo hạn mức tín dụng. Dịch vụ cho vay của SVB không chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp công nghệ, tư nhân mà còn liên quan đến các tổ chức phi lợi nhuận như trường bán công, trường tư và những tổ chức phi chính phủ…

Bên cạnh đó, SVB cũng có dịch vụ ngân hàng tư nhân, quản lý tài sản như lên kế hoạch tài chính, nộp thuế, hạn mức tín dụng dựa trên vốn chủ sở hữu nhà, dành cho giới siêu giàu như các giám đốc, lãnh đạo lớn.

“Chủ nợ” của hàng loạt startup

Ngân hàng Silicon Valley còn đầu tư vào nhiều công ty khác trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm công nghệ, y tế, đồng thời cung cấp các dịch vụ như tư vấn mua bán, sáp nhập (M&A advisory), quản lý thị trường vốn và các khoản nợ, thực hiện các nghiên cứu hay giao dịch độc quyền…

SVB quan trong the nao anh 2

SVB được coi là đơn vị cho vay hàng đầu đối với các start-up công nghệ. Ảnh: New York Times.

Ngân hàng khẳng định đã thực hiện hơn 1.000 giao dịch khác nhau với đa dạng vai trò bao gồm bảo lãnh tài chính, chuyên viên tài chính độc quyền và bên trung gian giúp các doanh nghiệp huy động vốn từ các quỹ đầu tư.

SVB luôn tự hào vì là đơn vị cung cấp mọi dịch vụ mà một startup cần từ khi thành lập, trải qua các vòng gọi vốn đến khi được thu mua hay chào bán chứng khoán lần đầu (IPO).

Một khi đã thuộc về hệ sinh thái của SVB, các startup sẽ được tiếp cận với hàng loạt sự kiện giúp kết nối các nhà đầu tư, nhà sáng lập và những cá nhân khác có liên quan trong lĩnh vực.

Suốt hàng thập kỷ qua, hầu hết sự kiện trong giới startup đều do SVB tài trợ. Điều này giúp ngân hàng ảnh hưởng sâu rộng đến lĩnh vực khởi nghiệp, khiến nhiều nhà sáng lập trẻ dần hình thành suy nghĩ phải hợp tác với họ để phát triển.

Sarika Bajaj, CEO của startup mới Refiberd, cho biết cô chọn ngân hàng Silicon Valley là vì muốn nâng cao độ uy tín của công ty. “Mọi người đều nói rằng bạn phải hợp tác với SVB nếu không bạn sẽ bị loại khỏi tầm mắt họ”, nữ CEO chia sẻ.

Giải mã bí ẩn Thung lũng Silicon

Cuốn sách giúp chúng ta hiểu rõ hơn về Thung lũng Silicon qua cái nhìn của người trong cuộc, đồng thời đưa ra những lời khuyên để giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp đi đúng hướng.

Bài liên quan

Công ty cứu vãn Elon Musk

Công ty cứu vãn Elon Musk

Các chuyên gia tại Thung lũng Silicon cho rằng khối tài sản của tỷ phú Elon Musk sẽ tăng trở lại nhờ vào một công ty khác của ông.

Thúy Liên

Bạn có thể quan tâm