Thị trường F&B tại Việt Nam đang bước vào thời kỳ bùng nổ và tăng trưởng. Nhìn vào tốc độ mở chuỗi không ngừng của nhà hàng, cà phê, trà sữa, có thể thấy đây là một ngành đầy hấp dẫn.
Đối với ngành này, ngoài những yếu tố như chiến lược kinh doanh, sự phù hợp với văn hóa địa phương…, thách thức lớn nhất là tiếp cận các công nghệ tiên tiến và tin cậy để đảm bảo việc vận hành được khoa học nhất, kiểm soát được quy trình bán hàng và các chỉ số tài chính một cách minh bạch, từ đó làm cơ sở huy động thêm đầu tư và mở rộng quy mô.
Tuy nhiên, việc lựa chọn các giải pháp công nghệ để triển khai và vận hành đôi khi lại là nỗi đau đầu lớn của các chủ đầu tư, khi thị trường giải pháp phần mềm đang rơi vào trạng thái vàng - thau lẫn lộn. Các giải pháp công nghệ quản lý cho ngành F&B đang được phân hóa thành hai nhóm chính gồm nhóm giải pháp trong nước và nhóm giải pháp quốc tế.
Đối với nhóm giải pháp trong nước, ưu điểm phải kể đến là giá cả phải chăng. Các công ty dễ dàng tùy chỉnh theo tình huống của khách hàng (đôi khi vội vàng và thiếu hoạt động R&D nghiêm túc).
Tuy nhiên, hầu hết giải pháp không được thiết kế và xây dựng trên nền tảng kiến trúc hệ thống đủ mạnh. Giải pháp có thể đáp ứng nhu cầu vận hành với quy mô một vài điểm kinh doanh nhưng khi quy mô mở rộng, các vấn đề về xử lý nghiệp vụ và dữ liệu bắt đầu lộ ra khuyết điểm.
Đó có thể là những sai sót và sự thiếu nhất quán về các thiết lập dữ liệu bị, tính ổn định của hệ thống bắt đầu không đáp ứng được. Đồng thời, việc tùy chỉnh quá nhiều cho nhiều các đối tượng khách hàng dẫn tới cấu trúc gốc của hệ thống liên tục bị phá vỡ, từ đó dẫn tới đổ vỡ toàn bộ hệ thống phần mềm.
Trong khi đó, nhóm giải pháp quốc tế được thiết kế và phát triển trong nhiều năm dựa trên các yêu cầu vận hành khắt khe từ các tổ chức quốc tế. Điều này giúp kiến trúc dữ liệu chặt chẽ, logic xử lý nghiệp vụ chuẩn mực, đảm bảo vận hành ổn định và không "đổ gãy" khi doanh nghiệp mở rộng quy mô vận hành lên đến hàng nghìn điểm kinh doanh. Ngoài công nghệ hiện đại và quy trình triển khai chuyên nghiệp, họ cũng là những đơn vị có bề dày kinh nghiệm trong quá trình làm việc hơn so với các nhà cung cấp nội địa.
Tuy nhiên, nhóm giải pháp này có chi phí đầu tư ban đầu tương đối cao so với giải pháp trong nước.
Nhằm giảm chi phí đầu tư ban đầu, đồng thời đảm bảo không tốn thêm chi phí chuyển đổi hệ thống khi phát triển mở rộng, Dcorp R-Keeper Vietnam đưa ra chương trình hỗ trợ kinh doanh dành cho startup cũng như các chuỗi kinh doanh có nhiều cửa hàng nhỏ (với quy mô một bộ máy POS/cửa hàng).
Dcorp R-Keeper Vietnam hỗ trợ kinh doanh dành cho startup và chuỗi cửa hàng nhỏ. |
Theo đó, Dcorp R-Keeper cung cấp trọn gói giải pháp quản lý gồm phần mềm R-Keeper 7, bộ máy POS màn hình cảm ứng, đầu đọc thẻ từ, máy in hóa đơn... với chi phí chỉ từ 1.500 USD/bộ.
Chia sẻ về điều này, Ông Ajay Kondal - Giám đốc khu vực của R-Keeper - nhấn mạnh: “Chúng tôi đánh giá Việt Nam là một trong những thị trường trọng điểm. Năm nay, chúng tôi đầu tư một văn phòng nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Việt Nam, song song với 2 văn phòng ở Frankfurt và Moscow. Văn phòng tại Việt Nam giúp chúng tôi nghiên cứu và phát triển các tính năng phù hợp với môi trường kinh doanh địa phương, tạo ra hệ sinh thái các kết nối đa kênh tiên tiến trong hệ sinh thái thương mại điện tử của nước này”.
Ông Ajay Kondal. |
R-Keeper là một trong những giải pháp tiêu chuẩn, tiên phong và tin cậy hàng đầu thế giới trong ngành F&B. Tại Việt Nam, Dcorp R-Keeper có hơn 10 năm hoạt động và thực hiện việc chuyển đổi từ phần mềm trong nước sang R-Keeper cho hàng chục chuỗi nhà hàng, cà phê trong những năm gần đây như Wrap & Roll, Sườn Cây, Chang Kang Kung, King Coffee, Vinpearl, RuNam Cafe, Terrace, chuỗi hơn 250 nhà hàng của Red Sun và chuỗi hơn 300 nhà hàng của Golden Gate, chuỗi hơn 150 nhà hàng của QSR Vietnam.
Độc giả tham khảo chi tiết tại website www.dcorp.com.vn hoặc liên hệ hotline 0909119070 để được tư vấn.