Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đau xót hủ tục bán con làm gái điếm ở Ấn Độ

Những cô gái trinh trắng thánh thiện vừa bước sang tuổi thiếu nữ đã bị cha, anh mình bán đi làm gái điếm vì hủ tục và cũng vì cái đói, sự nghèo bủa vây cuộc sống của họ.

Đau xót hủ tục bán con làm gái điếm ở Ấn Độ

Những cô gái trinh trắng thánh thiện vừa bước sang tuổi thiếu nữ đã bị cha, anh mình bán đi làm gái điếm vì hủ tục và cũng vì cái đói, sự nghèo bủa vây cuộc sống của họ.

Priya, đã ngoại tam tuần, lăn lộn nhiều năm trong những con phố đèn đỏ nhộn nhạo ở New Delhi tâm sự, cô đã bị gia đình bán vào ổ chứa từ nhỏ, và ở vùng quê cô sinh sống, thì đây là một tập tục không có gì lạ lẫm.

Nhóm phóng viên CNN đã theo chân tổ chức tình nguyện Plan India tìm đến ngôi làng của nhân vật đầu câu chuyện để tìm hiểu sự tình.

Đau xót hủ tục bán con làm gái điếm ở Ấn Độ

Rất ít bé gái có may mắn được đến lớp học.

Ngôi làng nhỏ và nghèo thuộc huyện Bharatpur, bang Rajasthan, phía Đông Ấn Độ dường như bị ngủ quên. Người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nông hoặc đi làm công ăn lương. Cái đói, sự nghèo bủa vây ngôi làng.

Tại đây, câu chuyện về những cô gái vừa mới lớn bị chính cha đẻ hoặc anh trai mình “bán” vào nhà chứa làm gái điếm là chuyện không hiếm, thậm chí còn là một tục lệ nơi đây.

Quả thực, vấn nạn này bắt nguồn từ một tục lệ đã tồn tại lâu đời ở ngôi làng vốn bị ảnh hưởng bởi tư tưởng văn hóa Devdasi (đầy tôi của Chúa). Theo truyền thống, những cô gái trẻ đẹp, trinh trắng vừa đến tuổi dậy thì sẽ được tham gia nghi lễ có tên Nathni Utarna. Tại đây, các cô sẽ được xỏ một chiếc khuyên trên mũi, và được đặt cho một cái tên thánh. Việc này đồng nghĩa các cô sẵn sàng bước vào con đường mua bán tình dục và sẵn sàng ngủ với người khách đầu tiên nếu được “bán làm gái”. Chính những người phụ nữ nơi đây lại coi việc phục vụ các đấng mày râu là công việc cao quý, họ dành tâm huyết cho nó.

Tuy nhiên, giờ đây, họ làm tất cả có lẽ là vì tiền, vì muốn thoát khỏi cảnh đói nghèo vây hãm ở cái ngôi làng ấy. Những cô gái cũng nhận ra rằng cái nghề mình đang làm không cao quý mà còn dơ dáy, nhưng họ vẫn cứ dấn thân.

Ban đầu, những cô gái trẻ chỉ phải phục vụ những quý ông thuộc tầng lớp thượng lưu, hát múa mua vui cho họ. Dần dà, họ lạc bước vào chốn lầu xanh lúc nào không hay. Không còn là những đại gia, những khách thượng lưu, họ phải lăn lộn bán thân xác kiếm tiền ngoài đường. Phía cuối con đường của nhiều cô gái như Priya là những phố đèn đỏ mờ ảo, nhộn nhạo tại các thành phố lớn.

Cũng vì quá nghèo, cha mẹ tìm cách bán những đứa con gái của mình làm điếm để bớt được một vài miệng ăn trong nhà, cũng là ngóng vào mấy đồng tiền "đi khách" mà những đứa con ấy gửi về thêm thắt.

Một cô gái làng chơi tâm sự, cô có thể kiếm tới 20 USD một ngày bằng việc hành nghề ở những khu đèn đỏ tại New Delhi. Chỉ cần chắt bóp một chút là cuối tháng có một khoản tiền kha khá gửi về nhà, trong khi cả nhà cô ở quê phải trầy trật sống với khoản tiền chỉ bằng 1/20 chỗ đó mỗi ngày.

Về quê thăm gia đình sau nhiều tháng làm việc tại một nhà chứa ở New Delhi, Priya cho biết, cô vẫn sẽ quay lại cái chỗ nhơ nhuốc ấy, vì tiền và vì cô không muốn những đứa con cô lại dẫm vào vết xe đổ của mẹ chỉ tại cái nghèo.

Con gái lớn của Priya năm nay cũng chừng 13 tuổi. Cô bé tên Puja, xinh tươi, hồn nhiên, đặc biệt cô bé may mắn hơn mẹ và nhiều bạn gái cùng trang lứa khác trong làng là được cắp sách tới trường mỗi ngày chứ không phải lăn lộn làm điếm ở New Delhi.

Tuy nhiên, Puja hiểu mình vẫn còn phải đối mặt với những truyền thống lệch lạc nơi đây. Và ước mơ về một tương lại tươi sáng của Puja vẫn còn rất xa.

Câu chuyện trên là hoàn toàn có thật ở nhiều ngôi làng Ấn Độ, tuy nhiên, tên của các nhân vật đã được thay đổi.

Hồng Duy

Theo Bưu điện Việt Nam

Theo Bưu điện Việt Nam

Bạn có thể quan tâm