Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dấu tích hoang tàn bị lãng quên thời Thế chiến II

Những tuyến phòng thủ vững chãi, pháo đài quân sự hay bến cảng nổi từng phục vụ Thế chiến II giờ nằm trơ trọi giữa vùng đất hoang vắng tại nhiều quốc gia châu Âu.

Vịnh Studland ở Dorset, nơi trận diễn tập cho cuộc đổ bộ D-Day của quân đội khối Đồng minh vào các bãi biển vùng Normandie của Pháp tháng 4/1944 (ảnh trái). Tuyến phòng thủ bằng bê tông trong các khu rừng gần thị trấn Lossiemouth, Moray thuộc Anh (ảnh phải). Nhiếp ảnh gia Marc Wilson, 46 tuổi, đã di chuyển qua quãng đường dài 36.800 km để chụp ảnh những di tích thời Thế chiến II bị lãng quên trên toàn nước Anh, miền bắc nước Pháp, Đan Mạch, quần đảo Channel, Bỉ và Na Uy.
Vịnh Studland ở Dorset, nơi trận diễn tập cho cuộc đổ bộ D-Day của quân đội khối Đồng minh vào các bãi biển vùng Normandie của Pháp tháng 4/1944 (ảnh trái). Khu vực từng là tuyến phòng thủ bằng bê tông trong các khu rừng gần thị trấn Lossiemouth, Moray thuộc Anh, giờ phủ đầy rêu (ảnh phải). Nhiếp ảnh gia Marc Wilson, 46 tuổi, đã di chuyển qua quãng đường dài 36.800 km để chụp ảnh những di tích lịch sử thời Thế chiến II bị lãng quên. Ông đã tới 143 địa điểm trên toàn nước Anh, miền bắc nước Pháp, Đan Mạch, quần đảo Channel, Bỉ và Na Uy.
a

Cận cảnh pháo đài trên hòn đảo nổi Isle of Portland thuộc hạt Dorset của Anh. Người ta xây dựng nó vào năm 1892. Pháo đài từng là nơi lưu giữ súng trường và đạn dược phục vụ cuộc đổ bộ D-Day táo bạo, quy mô lớn nhất trong thời kỳ Thế Chiến II vào các bãi biển vùng Normandie để bắt đầu chiến dịch giải phóng châu Âu khỏi Đức Quốc Xã. 

Một công sự bê tông ngầm nằm xen giữa các khối đá lớn ở núi St Michael, hạt Cornwall của Anh. Đây từng là hệ thống phòng thủ chiến lược của Hải quân Anh trước hạm đội Armada của Tây Ban Nha trong Chiến tranh Anh – Tây Ban Nha năm 1588. Năm 1940, công sự bằng bê tông này tiếp tục giữ vai trò là hệ thống phòng thủ cho quân đội Anh trong Thế chiến II.
Một công sự bê tông ngầm nằm xen giữa các khối đá lớn ở núi St Michael, hạt Cornwall của Anh. Đây từng là hệ thống phòng thủ chiến lược của Hải quân Anh trước hạm đội Armada của Tây Ban Nha trong Chiến tranh Anh – Tây Ban Nha năm 1588. Năm 1940, công sự bằng bê tông này tiếp tục giữ vai trò là hệ thống phòng thủ cho quân đội Anh trong Thế chiến II.
Bán đảo Dengie (ảnh trái) thuộc hạt Essex được bảo vệ suốt những năm Thế chiến II. Đây là địa điểm chiến lược, kết nối thủ đô London. Tại vịnh Studland, quân đội Anh phát triển các hệ thống phòng thủ ẩn dưới những lùm cây (ảnh phải).
Bán đảo Dengie (ảnh trái) thuộc hạt Essex được bảo vệ suốt những năm Thế chiến II. Đây là địa điểm chiến lược, kết nối thủ đô London. Tại vịnh Studland, quân đội Anh phát triển các hệ thống phòng thủ ẩn dưới những lùm cây (ảnh phải).
a

Pháo đài tại Abbot's Cliff, nằm xen các vách đá trắng tại thị trấn Dover, từng là trạm quan sát máy bay địch của quân đội Anh. Giờ đây tuyết phủ trắng nơi này.

Phía bờ bên của Arromanches les Bains, vùng bờ biển Normandy  của Pháp, người Anh đã xây dựng một bến cảng nổi với sức chứa 2.500.000 người, 500.000 phương tiện và 4 triệu tấn vật liệu.
Ở phía bờ của quần đảo Channel thuộc Arromanches les Bains, vùng bờ biển Normandy của Pháp, người Anh đã xây dựng một bến cảng nổi với sức chứa 2.500.000 người, 500.000 phương tiện và 4 triệu tấn vật liệu. Theo ông Wilson, một số địa điểm lịch sử không còn tồn tại, hoặc chúng đã bị vùi lấp dưới bãi cát hoặc dòng nước và thậm chí chịu ảnh hưởng lớn từ sự can thiệp của con người.  
Flekkeroya, Na Uy (ảnh trái), nơi lính Đức xây dựng một pháo đài lớn trên biển nhằm ngăn chặn quân Đồng minh đổ bộ từ Skagerrak – eo biển giữa bờ biển nam của Na Uy và bán đảo Jutland của Đan Mạch. Tác giả của những bức ảnh: ông Wilson (ảnh phải).
Flekkeroya, Na Uy (ảnh trái), từng là nơi lính Đức xây dựng một pháo đài lớn trên biển nhằm ngăn chặn quân Đồng minh đổ bộ từ Skagerrak – eo biển giữa bờ biển nam của Na Uy và bán đảo Jutland của Đan Mạch. Tác giả của những bức ảnh là ông Wilson (ảnh phải).

Ảnh hiếm do binh sĩ chụp lén trong Thế chiến I

Một binh sĩ đồng thời là nhiếp ảnh gia nghiệp dư chụp những ảnh chân thực nhất về cuộc sống ngoài sa trường trong giai đoạn cao trào của Chiến tranh Thế giới thứ nhất.

Hải Anh

Ảnh: Marc Wilson

Bạn có thể quan tâm