Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Dấu hiệu bị thao túng tâm lý trong tình yêu

Yêu đương say đắm khiến mọi người dễ dàng bỏ qua khuyết điểm hay sai lầm của đối phương, thậm chí không hề hay biết mình đã bị thao túng tâm lý.

Những kẻ thao túng tâm lý sẽ duy trì sự kiểm soát và khiến đối phương lo lắng, mất tự tin vào bản thân. Ảnh: Cottonbro Studio/Pexels.

Thao túng tâm lý (Gaslighting) là hành động kiểm soát suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của một người thông qua lời nói hoặc hành động. Mục đích là để ép người đó phải làm hay tuân theo những cách có lợi cho họ. Nó có thể xảy ra trong bất kỳ loại mối quan hệ nào.

Ngoài ra, đây cũng là hình thức lạm dụng tình cảm khiến nạn nhân bối rối, lo lắng, chán nản và không chắc chắn về bản năng và cảm xúc của họ. Đồng thời có thể gây tổn hại tâm lý và biến một mối quan hệ lành mạnh thành một mối quan hệ độc hại.

Nếu đang kề bên một người khiến bản thân cảm thấy bị ràng buộc, tội lỗi, bối rối hoặc bất an, có thể bạn đang yêu một kẻ thao túng, theo Momjunction.

15 dấu hiệu

Nhiều nạn nhân không thể nhận ra rằng họ đang bị thao túng tâm lý bởi những đối tác này thường rất sành sỏi trong việc đào bới điểm yếu của nạn nhân và khai thác chúng vì lợi ích của họ.

Luôn cảm thấy tội lỗi: Nếu đang bị thao túng về mặt cảm xúc, mọi người sẽ luôn cảm thấy tội lỗi về hành động của mình. Luôn chiều theo những ý tưởng bất chợt và tưởng tượng của đối tác ngay cả khi không muốn làm là dấu hiệu nghiêm trọng.

Đánh mất ý thức về bản thân: Khi một người bị thao túng tâm lý, họ có thể bắt đầu đánh mất ý thức, bản sắc và sự tự do của bản thân, trở thành con rối và luôn không được tôn trọng ý kiến ​và sở thích cá nhân.

Thao tung tam ly anh 1

"Anh làm thế là vì em" là một trong những câu nói thao túng tâm lý kinh điển. Ảnh: Andrea Piacquadio/Pexels.

Trừng phạt bằng cách im lặng: Đây là một kiểu trừng phạt mà nửa kia sẽ ngừng trò chuyện hoặc giao tiếp nếu không hài lòng về điều gì đó. Hành động này sẽ cứ tiếp diễn cho đến khi đối phương chịu nhượng bộ và làm theo yêu cầu của họ.

Cô lập với những người khác: Một dấu hiệu khác khi bị thao túng tâm lý sẽ là đối phương mong muốn tách bạn ra khỏi những người yêu thương, khi đó họ sẽ trở thành người duy nhất để bạn dựa vào.

Luôn phải xin lỗi: Những kẻ thao túng tâm lý thường cố gắng đổ lỗi cho đối tác hoặc người khác về điều họ đã làm. Họ sẽ chơi bài “nạn nhân” để biện minh cho hành động của mình và khiến mọi người cảm thấy tội lỗi, dằn vặt.

Thao tung tam ly anh 2

Luôn đổ lỗi, trách móc, áp đặt là dấu hiệu của kẻ thao túng tâm lý sành sỏi. Ảnh: Timur Weber/Pexels.

Dùng nỗi bất an để chống lại: Thao túng bắt nguồn từ sự lừa dối, vì vậy không có gì ngạc nhiên nếu kẻ thao túng sử dụng sự bất an để cưỡng chế bạn.

Người này đã nằm lòng những điểm yếu và biết cách sử dụng chúng để làm tê liệt sự tự tin của nửa kia. Những lời nhận xét mang tính sát thương này sẽ được che đậy như những trò bông đùa hoặc sự hài hước.

Bóp méo sự thật và lời nói: Những kẻ thao túng là những người giỏi nói dối. Họ có thể phóng đại hoặc hạ thấp một tình huống có lợi cho mình để giành được sự đồng cảm và ủng hộ của người khác. Đồng thời sẽ luôn thay đổi lời nói hết lần này đến lần khác, hôm nay nói điều gì đó rồi vài ngày sau lại có thể phủ nhận.

Không tôn trọng ranh giới: Họ là những người không quan tâm đến ranh giới của người khác, đồng thời luôn coi thường cảm xúc của đối tác và coi bản thân là tất cả.

Thao tung tam ly anh 3

Dũng cảm lên tiếng, phản bác, cảm thông và thấu hiểu là cách giúp bảo vệ mối quan hệ lành mạnh. Ảnh: Ketut Subiyanto/Pexels.

Luôn phải chứng minh tình yêu: Hết lần này đến lần khác, một đối tác thao túng sẽ khiến đối phương luôn phải chứng minh tình yêu của bản thân dành cho họ. Ban đầu có thể là những yêu cầu nhỏ đến những cử chỉ kịch tính nhằm kích hoạt cảm giác tội lỗi và cảm xúc của trong bạn chỉ để chiều theo mong muốn của người kia.

Dùng nỗi sợ hãi để kiểm soát: Một kẻ thao túng sử dụng nỗi sợ hãi để uy hiếp đối phương về mặt cảm xúc. Họ có thể sử dụng bất kỳ thông tin cá nhân và đe dọa để được người khác tuân theo yêu cầu.

Ngó lơ vấn đề: Mỗi khi bạn bè, người thân cố gắng giúp bạn nhận ra mình đang bị thao túng tâm lý, kẻ đó sẽ luôn đưa ra những trường hợp tương tự và so sánh trải nghiệm của họ với trải nghiệm của bạn. Họ sẽ chiếm lấy sự chú ý, buộc đối tác phải tập trung vào vấn đề của họ.

Đổi chủ đề để tránh bị bắt lỗi: Những người thao túng không bao giờ chịu trách nhiệm cho bất kỳ sai lầm nào họ đã phạm phải.

Nếu bạn đang cố lôi một kẻ thao túng ra ánh sáng, họ sẽ ngay lập tức thay đổi chủ đề của cuộc trò chuyện để tránh bị phơi bày và đổ lỗi. Điều này gây khó khăn và ức chế cho nạn nhân, làm rạn nứt mối quan hệ.

Thao tung tam ly anh 4

Nạn nhân bị thao túng tâm lý thường sẽ khó mở thoát ra khỏi bóng đen, thậm chí là bị trầm cảm. Ảnh: Interstid/Freepik.

Dọa nạt tiêu cực: Người thích thao túng tâm lý có thể luôn sử dụng các hành vi công khai như đe dọa để đảm bảo mọi thứ diễn ra theo cách của họ.

Ví dụ, họ có thể đe dọa ly hôn, rời bỏ bạn và gia đình, hoặc thậm chí đe dọa tự hành hạ bản thân, điều này có thể khiến chúng ta luôn phải nhượng bộ trước những yêu cầu quá quắt nào đó.

Phản ứng gay gắt: Họ sẽ luôn muốn được dồn mọi sự chú ý và tập trung vào mình. Nếu điều gì đó diễn ra không theo cách mong muốn, đối tác này sẽ khó kiểm soát cảm xúc cá nhân. Điều này là chất xúc tác thúc đẩy cơn thịnh nộ, khiến họ bị kích động và hung hăng.

Dùng lòng tốt như một vũ khí: Một người thích chà đạp, quản lý cảm xúc có thể đối tốt với bạn nhưng với mục đích sai trái. Họ chỉ làm điều tốt vì mong đợi được đáp lại một điều gì đó. Ngoài ra, những kẻ này nhiều khi sẽ dùng lòng tốt để uốn nắn hoặc biến bạn thành khuôn mẫu do họ tạo ra.

Thao túng tâm lý trong tình yêu có thể bào mòn cả sức khoẻ tinh thần, cũng như niềm tin, cảm xúc trong cuộc sống của một người. Đồng thời, nạn nhân sẽ dần chìm vào bi kịch, tiêu cực thậm chí là mắc chứng trầm cảm.

9 dấu hiệu của ‘red flag’ trong tình yêu

Không kịp thời phát hiện red flag có thể gây ảnh hưởng đến mối quan hệ tình cảm và đời sống tinh thần của cả hai người.

Sự bất công với phụ nữ luôn ẩn mình trong xã hội hiện đại

Khi nghiên cứu về nhiều mặt của đời sống như: Giao thông, y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội… phần lớn dữ liệu được thu thập từ nam giới, hoặc không phân biệt giới tính khi tiến hành khảo sát. Từ đó các nhu cầu của phụ nữ không được quan tâm đúng mức. Cuốn sách Phụ nữ vô hình của tác giả Caroline Criado Perez mang đến cho người đọc một cái nhìn khác về bình đẳng giới. Bình đẳng không nằm ở việc đặt hai giới ngang nhau khi suy xét một vấn đề cụ thể. Sự công bằng đến từ việc nhìn nhận một cách đúng đắn về các hạn chế của phụ nữ từ đó giúp họ thể hiện hết khả năng của mình và không bị tụt lại phía sau.

Lê Na

Bạn có thể quan tâm