Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dấu ấn quân sự Nhật Bản trên thế giới 20 năm qua

Trước khi Quốc hội Nhật chính thức cho phép lực lượng phòng vệ (SDF) tham chiến bảo vệ đồng minh, SDF đã tham gia nhiều hoạt động hợp tác quân sự với các nước trong 2 thập kỷ qua.

Từ tháng 4/1991 đến tháng 10/1991, sau khi Chiến tranh Vùng Vịnh kết thúc, Nhật Bản đã phái các tàu quét mìn đến khu vực này. Đây là hoạt động hợp tác nước ngoài đầu tiên của lực lượng tự vệ Nhật Bản, nhằm loại bỏ thủy lôi trong vùng biển này để bảo đảm an toàn cho các tàu của Nhật khi lưu thông. Trong ảnh: Tàu quét mìn Hatsushima của Nhật Bản. Ảnh: MOD
Lần đầu tiên binh sĩ SDF tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc hoạt động ở Campuchia là từ tháng 9/1992 đến tháng 9/1993. Nhiệm vụ của binh sĩ Nhật Bản là giám sát thực thi ngừng bắn, hỗ trợ sửa chữa đường sá ở Campuchia... Ảnh: MOD
Chiến dịch cứu trợ nhân đạo quốc tế đầu tiên của lực lượng phòng vệ Nhật Bản diễn ra từ tháng 9/1994 đến tháng 12/1994. Hoạt động của SDF ở Cộng hòa Dân chủ Congo và Kenya nhằm hỗ trợ cho những người tị nạn Rwanda phải rời bỏ đất nước vì nội chiến. Sau này, Nhật Bản cũng điều binh sĩ tham gia các nhiệm vụ tương tự như ở Đông Timor (tháng 11/1999 đến tháng 2/2000), hỗ trợ người tị nạn Afghanistan (tháng 10/2001), các nạn nhân trong cuộc chiến Iraq (tháng 7/2003 đến tháng 8/2003)... Trong ảnh: Binh sĩ Nhật Bản vận chuyển hàng tiếp tế. Ảnh: MOD
Chuyên viên quân y thuộc SDF khám bệnh cho một nạn nhân thiên tai. Cứu hộ thảm họa quốc tế là hoạt động phổ biến nhất trong những năm qua của lực lượng phòng vệ Nhật Bản hợp tác với nước ngoài. Các chiến dịch mà SDF đã điều lực lượng tham gia như sứ mệnh ở Honduras (tháng 11/1998 - tháng 12/1998), Thổ Nhĩ Kỳ (tháng 9/1999 - tháng 11/1999), Ấn Độ (tháng 2/2001), giúp đỡ nạn nhân sóng thần Thái Lan và Indonesia (tháng 12/2004 đến tháng 3/2005). Ảnh: MOD

Tàu Mashu của lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản (MSDF) tiếp nhiên liệu trong một buổi diễn tập sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở Ấn Độ Dương. Từ tháng 11/2001 đến tháng 11/2007, MSDF điều các tàu đến Ấn Độ Dương để tiếp nhiên liệu và nước uống cho các tàu hải quân nước ngoài tham gia chiến đấu chống khủng bố. Hoạt động này căn cứ theo Luật chống khủng bố đặc biệt sau vụ khủng bố kinh hoàng ở nước Mỹ. Đội phòng không Nhật Bản cũng hỗ trợ bằng việc vận chuyển nhu yếu phẩm cho quân đội Mỹ. Ảnh: MOD
Tàu khu trục Nhật Bản bảo vệ các tàu vận tải tư nhân lưu thông trong Vịnh Aden. Nhật Bản đã điều các tàu tấn công và máy bay tới Vịnh Aden từ tháng 3/2009 đến nay để tham gia hoạt động chống cướp biển quốc tế, bảo đảm an toàn cho lưu thông hàng hải ở khu vực này. Ảnh: MOD
SDF cũng điều binh sĩ tham gia những cuộc tập trận chung do Mỹ tổ chức. Năm 2010, MSDF lần đầu tham gia huấn luyện chống cướp biển trong khuôn khổ cuộc Diễn tập Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) do Mỹ chủ trì. Ảnh: AP

Châu Á sẽ ổn định hơn nhờ luật an ninh mới của Nhật?

Các học giả Mỹ nhận định, vai trò quốc tế của lực lượng quốc phòng Nhật được mở rộng sẽ góp phần định hình an ninh khu vực châu Á, ngăn ngừa nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang.

Luật an ninh mới của Nhật tác động thế nào đến Trung Quốc?

Giới phân tích Trung Quốc nhận định sự trỗi dậy của chủ nghĩa quân phiệt và khả năng bị cô lập là những tác động tiêu cực của dự luật mới đối với Bắc Kinh.


Minh Anh

Bạn có thể quan tâm