Khi nhu cầu năng lượng tăng cao, nhiều quốc gia trên thế giới phải đối mặt với bài toán nguồn cung điện, cũng như cân đối giữa các loại năng lượng hóa thạch và năng lượng tái tạo. Trong đó, Singapore đã chọn triển khai dự án năng lượng mặt trời quy mô lớn.
Dự án đầy tham vọng
Năm 2021, Chính phủ Singapore công bố Kế hoạch xanh Singapore 2030. Sáng kiến này đặt mục tiêu đến năm 2050 Singapore sẽ đạt được mức phát thải bằng 0 (net-zero emissions). Để đạt mục tiêu đó, đảo quốc sư tử phải tìm kiếm những hình thức năng lượng thay thế cho than đá, khi khí tự nhiên vẫn chiếm tới 97% tổng sản lượng điện tại đây.
Trang trại điện mặt trời của Sunseap tại eo biển Johor, với diện tích tương đương 5 sân bóng đá. Ảnh: Sunseap. |
Một lợi thế với Singapore là ở gần xích đạo, do vậy tỷ lệ ngày nóng trong năm rất cao. Một trong những mục tiêu chính của Kế hoạch xanh Singapore 2030 là tăng gấp 4 lần sản lượng năng lượng mặt trời, lên 1,5 GW-peak vào năm 2025, và 2 GW-peak vào năm 2030.
Tuy nhiên, với diện tích đất bị hạn chế, việc triển khai các dự án năng lượng mặt trời trên đất liền sẽ rất khó khăn. Do vậy, những nhà phát triển lớn đã tính đến phương án xây dựng trang trại năng lượng mặt trời ngoài biển (offshore). Cách làm này giúp họ vượt qua những rào cản về diện tích đất liền, nhưng cũng đối mặt nhiều khó khăn khác.
Năm 2020, Sunseap Group, nhà cung cấp năng lượng mặt trời lớn nhất Singapore, bắt đầu triển khai dự án trang trại điện mặt trời tại eo biển Johor. Với 13.312 tấm pin, 40 máy biến tần (inverter) và 30.000 phao nổi, đây là một trong những dự án điện năng lượng mặt trời ngoài khơi lớn nhất thế giới.
Sau hơn một năm, đến tháng 6/2021, dự án chính thức được vận hành. Để có thể hoàn thành trang trại điện mặt trời với tổng công suất tới 6.388 MWh, tương đương lượng điện năng của 1.250 căn hộ 4 phòng ngủ trong một năm, Sunseap phải tận dụng những công nghệ hiện đại nhất từ đối tác cung cấp máy biến tần Huawei.
Khắc phục thử thách
So với những dự án lắp đặt trên đất liền hoặc lòng hồ, trang trại năng lượng mặt trời ngoài biển (OFPV) đối mặt nhiều khó khăn liên quan đến thời tiết. Dù đã chọn khu vực khá lặng sóng ở eo biển Johor, việc lắp đặt và vận hành trang trại với diện tích tới 5 ha, tương đương 5 sân bóng đá, giữa biển vẫn là thách thức lớn.
Môi trường biển với nước muối, khả năng ăn mòn cao luôn là thách thức với bất kỳ thiết bị điện nào. Sóng biển, mưa bão ở khu vực này cũng đòi hỏi những thiết bị phải có độ bền bỉ vượt trội nhằm đáp ứng sự tin cậy.
Dòng string inverter thông minh và bền bỉ của Huawei được đánh giá là sự khác biệt, giúp Sunseap hiện thực hóa kế hoạch đầy tham vọng. Ảnh: TA. |
Dòng sản phẩm string inverter (biến tần chuỗi) Huawei SUN2000-90KTL-H2 được Sunseap lựa chọn bởi đáp ứng đủ các yêu cầu cao nhất về độ bền, cũng như được tích hợp công nghệ để tối ưu quá trình vận hành, bảo dưỡng.
Với tiêu chuẩn chống bụi, nước IP65, dòng sản phẩm inverter của Huawei còn có thể hoạt động trong dải nhiệt độ -25 đến 60 độ C, chịu đựng được sự thay đổi nhiệt độ liên tục ở môi trường biển. Thiết kế bền bỉ giúp inverter tránh được những tác động từ động vật, vi sinh vật biển.
Huawei cũng phát huy thế mạnh công nghệ khi tích hợp trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây để tối ưu hiệu năng inverter. Với công nghệ Smart I-V Curve, hệ thống có thể thông báo nhanh chóng và chính xác thời điểm và vị trí xảy ra sự cố. Nhờ đó, các kỹ sư vận hành sẽ biết rõ cách khắc phục sự cố, tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều.
“Giải pháp Smart PV - dựa trên công nghệ I-V Cure hoặc môđun PV- của Huawei và nền tảng vận hành, bảo trì thông minh giúp chúng tôi thiết lập kế hoạch kiểm tra, sửa chữa hiệu quả và đơn giản hơn. Công nghệ của Huawei quá hiệu quả, chúng tôi có thể chẩn đoán vấn đề từ xa, và thậm chí có thể khắc phục các sự cố mà không cần đến tận nơi”, Wilson Tsen - Quản lý phát triển kinh doanh và dự án của Sunseap - chia sẻ.
Bên cạnh đó, thiết kế modular cũng giúp việc triển khai, lắp đặt đơn giản hơn. Chia sẻ về dự án, đại diện Sunseap cho biết đây là một trong những yếu tố quan trọng để họ lựa chọn đối tác Huawei.
“Sự nhỏ gọn của string inverter Huawei là một trong những tính chất quan trọng nhất, cho phép chúng tôi lắp đặt inverter trên tấm phao nổi, cạnh các tấm pin mặt trời. Do thiết kế độc đáo của inverter, nhiệt lượng cũng được tản đi tốt hơn, đem lại sự yên tâm cao hơn cho cả hệ thống năng lượng mặt trời”, Shawn Tan - Phó chủ tịch phụ trách kỹ thuật của Sunseap - chia sẻ.
Đồng hành cùng Sunseap ở siêu dự án năng lượng mặt trời phần nào thể hiện cam kết của Huawei trong việc thúc đẩy năng lượng xanh trên toàn thế giới. Ảnh: TA. |
“Xanh hóa thế giới” là một trong những mục tiêu lớn của Huawei trong tương lai. Được thành lập từ tháng 6/2021, Huawei Digital Power đến nay vận hành 12 trung tâm R&D trên toàn thế giới và nắm giữ hơn 1.600 bằng sáng chế (tính đến cuối năm 2021). Công ty có khoảng 6.000 nhân viên, trong đó có 60% trong số đó tập trung vào R&D.
Đến cuối năm 2021, Huawei Digital Power đã giúp khách hàng tạo ra 482,9 tỷ kWh năng lượng xanh và tiết kiệm khoảng 14,2 tỷ kWh điện. Những nỗ lực này đã giúp giảm gần 230 triệu tấn khí thải CO2, tương đương việc trồng 320 triệu cây xanh.
Trong tương lai, Huawei sẽ đẩy mạnh các chiến lược tích cực giúp tăng cường khả năng phục hồi kinh doanh và đảm bảo đà tăng trưởng ổn định.
“Chúng tôi phải giữ cho trái bóng lăn bằng nỗ lực đổi mới không ngừng nghỉ, tạo ra giá trị cho khách hàng và xã hội. Huawei mong muốn được hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các khách hàng và đối tác để xây dựng một thế giới thông minh ngày càng xanh hơn”, Chủ tịch luân phiên Huawei Ken Hu chia sẻ tại Hội nghị Thượng đỉnh Các nhà phân tích Toàn cầu Huawei (HAS 2022).
Bình luận