Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đất đá ngổn ngang chờ đổ sập sau vụ sạt lở trên đèo Hải Vân

Đợt mưa lũ giữa tháng 10 khiến cung đèo qua núi Hải Vân bị sạt lở nghiêm trọng, hàng chục nghìn m3 đất đá tràn xuống đường.

Deo Hai Van sat lo anh 1

Ngày 2/11, gần 3 tuần sau trận mưa lớn hôm 14/10, lực lượng chức năng TP Đà Nẵng, Khu Quản lý đường bộ 2 và 3 (Cục Đường bộ Việt Nam) vẫn chưa khắc phục xong những vị trí hư hỏng, sạt lở trên đèo Hải Vân.

Deo Hai Van sat lo anh 2

Cung đèo này dài hơn 20 km, vượt núi Hải Vân nối Đà Nẵng với tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Deo Hai Van sat lo anh 3

Trong đợt mưa lũ giữa tháng 10, đoạn đèo xuất hiện khoảng 8 điểm sạt lở nghiêm trọng.

Deo Hai Van sat lo anh 4

Tại những điểm sạt lở có đến hàng chục nghìn m3 đất đá tràn xuống đường, ảnh hưởng đến việc lưu thông.

Deo Hai Van sat lo anh 5

Nhiều tài xế cho biết do đèo có nhiều khúc cua, lại bị sạt lở nghiêm trọng nên rất nguy hiểm.

Deo Hai Van sat lo anh 6

Điều đáng nói, trên các sườn núi vẫn còn lượng lớn đất đá đang nằm chênh vênh, có thể sạt lở xuống đường bất cứ lúc nào.

Deo Hai Van sat lo anh 7

Đại diện Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (đơn vị khai thác, vận hành hầm và đèo Hải Vân) cho biết đợt mưa lớn vừa qua làm khoảng 92.000 m3 đất đá đổ xuống đường đèo.

Deo Hai Van sat lo anh 8

Khi tạnh mưa, Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả cùng Khu Quản lý đường bộ 2 và 3 (Cục Đường bộ Việt Nam) huy động máy xúc, xe ủi để xử lý, thông xe một làn từ ngày 16/10. Tuy nhiên, khối lượng đất đá quá lớn, đến nay các điểm sạt lở vẫn chưa được khắc phục xong.

Deo Hai Van sat lo anh 9

Anh Nguyễn Đình Trung (trú thị trấn Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho biết hàng ngày thường điều khiển xe máy vào Đà Nẵng làm việc. "Đèo bị sạt lở thế này rất nguy hiểm, nhưng tôi vẫn phải lái xe máy đi đường đèo để tiết kiệm tiền gửi xe qua hầm Hải Vân", anh Trung chia sẻ.

Deo Hai Van sat lo anh 10

Đất đá và cành cây khô bị nước cuốn từ trên núi xuống, nằm vương vãi bên đường. Hiện trường này chưa được dọn dẹp, khi trời mưa sẽ tràn ra đường, gây cản trở giao thông.

Deo Hai Van sat lo anh 11

Ông Võ Ngọc Trung, Phó giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả, thừa nhận việc khắc phục chỉ mới tạm thời.

Deo Hai Van sat lo anh 12

"Vừa qua chúng tôi mới san gạt đất đá sang hai bên lề và đặt biển cảnh báo để đảm bảo cho phương tiện lưu thông tạm thời. Về lâu dài phải có giải pháp và thiết kế cụ thể để thực hiện tiếp giai đoạn 2", ông Trung nói thêm.

Deo Hai Van sat lo anh 13

Đường đèo còn nhiều điểm sạt lở chưa được xử lý nhưng nhiều người vẫn lái xe máy lên Hải Vân tham quan.

Deo Hai Van sat lo anh 14

Ở những chỗ sạt lở, các taluy bị hư hỏng, cây rừng bị bật gốc nằm ven đường.

Deo Hai Van sat lo anh 15

Trận mưa lũ hôm 14/10 đã khiến nhiều đất đá, cành cây tràn từ sườn núi xuống làm một số cột điện bị gãy gây mất điện cục bộ hai ngày 14 và 15/10.

Deo Hai Van sat lo anh 16

Dọc đường đèo có 56 vị trí taluy dương bị hư hỏng. Nhiều tấm taluy đã bị nước cuốn xuống vực sâu, ước tính tổng thiệt hại hơn 100 triệu đồng.

Deo Hai Van sat lo anh 17

Đèo Hải Vân nối Thừa Thiên - Huế với Đà Nẵng, dài hơn 20 km. Ảnh: Google Maps.

Những cuốn sách hay về đô thị, thắng cảnh Việt Nam

Hồn đô thị gồm 30 bài tùy bút được tuyển chọn từ bộ sách Sài Gòn - Chuyện đời của phố (5 tập) đã được xuất bản trong khoảng thời gian từ 2014 - 2018. Bộ sách đến nay đã được tái bản 5 lần.

Đất nước gấm hoa không đơn thuần là một atlas địa lý, mà như một cẩm nang hình ảnh sinh động, cô đọng về thông tin khi đề cập đến 63 tỉnh thành Việt Nam.

Bãi biển Đà Nẵng hoang tàn, vắng lặng sau trận ngập lịch sử

Trận ngập lịch sử đã qua 17 ngày nhưng nhà chức trách Đà Nẵng vẫn chưa khắc phục những vị trí sạt lở, khiến ven biển thành phố vẫn ngổn ngang.

Đoàn Nguyên

Bạn có thể quan tâm