Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đánh bại Singapore, tuyển bóng bàn nam VN giành HCV lịch sử

Tối 26/8, ĐT bóng bàn VN lần đầu giành HCV sau khi thắng Singapore với tỷ số 3-1 ở chung kết nội dung đồng đội nam. Đây là HCV thứ 51 của đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 29.

Chuỗi lên điểm quyết định giúp đội bóng bàn giành HCV Và với ưu thế về trình độ, Anh Tú đã chơi một trận trên cơ để giành chiến thắng trước Pang Xue Jie với tỷ số 13-11, 11-9 và 11-3.

Những VĐV giành huy chương vàng cho đoàn TTVN ngày 26/8: Nguyễn Huy Hoàng (bơi - 1.500 m tự do nam), Nguyễn Thị Ánh Viên (bơi - 200 m tự do nữ), Nguyễn Thị Yến Hoa (điền kinh – 100 m rào nữ), đồng đội nữ Taekwondo, Nguyễn Văn Lai (điền kinh - chạy 5.000 m nam), đội tuyển điền kinh (chạy 4x400 m nữ), đội tuyển bóng bàn nam (đồng đội nam)

HCV 1.500 m tự do Huy Hoàng: Chuyện đấu loại ảnh hưởng tâm lý rất lớn Nguyễn Huy Hoàng giành HCV với thời gian 15 phút 20 giây 10. Anh cho biết, chuyện đấu loại nội bộ trước đó ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý, tuy nhiên Hoàng đã cố gắng rất nhiều.
SEA Games ngay 26/8 anh 1
Vị trí của các đoàn thể thao dự SEA Games 29 tính đến hết ngày thi đấu 26/8.
Ánh Viên phá kỷ lục SEA Games nội dung 200 m tự do Ánh Viên giành HCV nội dung 200 m tự do với thời gian 1 phút 59 giây 24, đây đồng thời là kỷ lục mới của nội dung này tại SEA Games.
  • Sau SEA Games, Kim Sơn muốn bơi ra thế giới

    Nguyễn Hữu Kim Sơn không nghĩ mình là ngôi sao mới trên đường đua xanh ở châu lục nhưng anh tự tin mình đủ sức thi đấu ở giải thế giới trong tương lai gần.

    “Tôi rất bất ngờ khi giành HCV cũng như phá kỷ lục SEA Games, bởi nó đã tồn tại suốt 14 năm qua. Tôi không xem mình là ngôi sao mới trên đường đua xanh (cười). Nhưng tôi nghĩ mình sẽ bước chân được đến giải thế giới trong tương lai”, kình ngư sinh năm 2002 chia sẻ. Ảnh: Tiến Tuấn.

    SEA Games ngay 26/8 anh 2
  • Cha Kim Sơn khóc nức nở sau khi con phá kỷ lục SEA Games

    Vui mừng đến rơi nước mắt vì con trai 15 tuổi giành huy chương vàng, phá kỷ lục SEA Games, ông Nguyễn Khánh Hoàng (cha Sơn) không cầm được nước mắt.

    "15 tuổi cháu giành huy chương vàng, phá kỷ lục SEA Games khiến tôi vui lắm, vui không có từ nào diễn tả nổi", ông Nguyễn Khánh Hoàng, cha kình ngư 15 tuổi vừa khóc vừa chia sẻ sau khi con trai giành huy chương vàng nội dung 400 m hỗn hợp tối 25/8. Ảnh: Tiến Tuấn.

    SEA Games ngay 26/8 anh 3
  • Lịch thi đấu của đội tuyển bơi Việt Nam ngày 26/8

    SEA Games ngay 26/8 anh 4

  • Kim Sơn, kình ngư tuổi teen làm dậy sóng Malaysia

    Những người yêu thích đội tuyển bơi Việt Nam được chứng kiến màn trình diễn chói sáng của kình ngư Nguyễn Hữu Kim Sơn khi giành huy chương vàng nội dung 400 m hỗn hợp nam, đồng thời phá kỷ lục SEA Games.

    Kim Sơn bước vào thi đấu với tâm lý không tốt khi muốn tập trung vào đoạn 100 m bơi ngửa và 100 m bơi ếch (thứ tự bơi: 100 m bơi bướm, 100 m ngửa, 100 m ếch và 100 m tự do).

    50 m bơi ếch cuối cùng đánh dấu bước bứt phá của Kim Sơn, để rồi sau đó tăng tốc ở nội dung bơi cuối (100 m tự do) để qua mặt hai VĐV Indonesia và Singapore, đoạt HCV với thời gian 4 phút 22 giây 12.

    Nguyễn Hữu Kim Sơn đã trở thành kình ngư nam đầu tiên đoạt HCV cho bơi Việt Nam ở SEA Games 29. Ở tuổi 15, kình ngư tuổi teen đã xuất sắc phá kỷ lục SEA Games.  Anh cải thiện đáng kể thành tích so với khi dự giải thế giới cuối tháng 7 vừa qua (4 phút 26’ giây 07). Ảnh: Tiến Tuấn.

    SEA Games ngay 26/8 anh 5
  • Cha Kim Sơn sẵn sàng đầu tư cho con như Schooling

    Ông Nguyễn Khánh Hoàng, cha của Nguyễn Hữu Kim Sơn cho biết sẽ dốc hết sức đầu tư cho con nếu kình ngư này có khả năng phát triển về thành tích trong tương lai.

    Người vui nhất sau khi Kim Sơn đoạt HCV đồng thời phá kỷ lục SEA Games nội dung 400 m cá nhân hỗn hợp là ông Hoàng. Trong phút đăng quang, ông đã ôm lấy cậu con trai tài năng khóc nức nở. Sự tâm huyết, đầu tư hết mình của ông suốt 6 năm qua đã được đền đáp phần nào.

    Trước câu hỏi về việc có sẵn sàng “dốc hết vốn” để đầu tư cho con như Joseph Schooling (Singapore) hay không, ông Hoàng khẳng định sẽ hết mình vì con.

    Ông nói: “Tôi không phải là người có chuyên môn nên không thể nhìn nhận cháu có khả năng đi xa hay không. Nhưng với thành tích của cháu hiện tại, tôi sẵn sàng chơi đến cùng. Vợ chồng tôi đã tính đường đầu tư cho cháu từ khi mới 9 tuổi". Ảnh: Tiến Tuấn.

    SEA Games ngay 26/8 anh 6
  • Ánh Viên: ‘Tôi muốn lấy thật nhiều huy chương cho thể thao Việt Nam’

    Kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên rất tiếc khi không thể ẵm trọn 3 HCV trong ngày thi đấu 25/8. Mục tiêu của cô là giành nhiều huy chương nhất có thể cho thể thao Việt Nam (TTVN).

    Thi đấu quá nhiều nội dung khiến thành tích của Ánh Viên ở một số cự ly thế mạnh bị ảnh hưởng. Chẳng hạn cô đoạt HCV 400 m cá nhân hỗn hợp sau 4 phút 45 giây 82 (4’45’’82), nhưng kém rất xa so với kỷ lục cá nhân cô lập được khi tranh tài tại Olympic 2016 (4’36’’85).

    Về điều này, cô giải thích: “Mục tiêu của tôi cũng như ban huấn luyện là cống hiến thật nhiều cho đoàn thể thao Việt Nam, nên cần giành nhiều huy chương ở SEA Games. Còn khi dự ASIAD chẳng hạn, tôi sẽ tập trung ở những nội dung chính của tôi. Việc bơi ở nhiều cự ly khác nhau, với cường độ cao tại SEA Games năm nay sẽ giúp ích cho tôi khi thi 400 m hỗn hợp”. Ảnh: Tiến Tuấn.

    SEA Games ngay 26/8 anh 7
  • Nguyễn Thị Huyền hướng đến huy chương ASIAD

    HLV Vũ Ngọc Lợi khẳng định sẽ cùng cô học trò tài năng Nguyễn Thị Huyền cải thiện thành tích tại nội dung 400 m và 400 m vượt rào, phấn đấu vào tốp tranh chấp huy chương ở ASIAD.

    Nguyễn Thị Huyền đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tại SEA Games 29. Cô bảo vệ thành công tấm HCV 400 m với thời gian 52 giây 48 (52’’48) và 400 m rào (56’’07). Đáng chú ý ở nội dung 400 m rào, cô đã phá kỷ lục của chính bản thân lập tại SEA Games 2015 (56’’15). Ảnh: Tiến Tuấn.

    “Tôi rất vui mừng khi Huyền đạt thành tích cao ở 400 m rào. Thầy trò cũng đã quyết tâm hết mình để Huyền phá kỷ lục của SEA Games. Điều đó cho thấy em ấy đã tìm lại phong độ vốn có của mình. Còn ở 400 m, tuy rằng thành tích của em chưa cao nhưng với lịch thi đấu dày đặc như SEA Games, không chỉ Huyền mà các VĐV khác cũng rất khó để chạy nhanh hơn nữa”, HLV Vũ Ngọc Lợi cho biết.

    SEA Games ngay 26/8 anh 8
  • Lịch thi đấu của đội tuyển điền kinh ngày 26/8

    SEA Games ngay 26/8 anh 9

  • VĐV chạy 5.000 m dìu đồng đội ăn mừng chiến thắng

    Chứng kiến Phạm Thị Huệ ngã gục, Nguyễn Thị Oanh đã nhanh chóng tiến lại xốc đồng đội dậy thay vì một mình ăn mừng chiến thắng.

  • VĐV Việt Nam uất ức phát khóc dù được nhận HCV

    Chiến thắng VĐV Singapore ở cuộc đấu play-off môn nhảy cao nữ, Việt Anh trải qua đầy đủ cung bậc cảm xúc vui, hồi hộp và buồn khi đối thủ được BTC xé luật cho nhận đồng HCV.

    Dương Thị Việt Anh nhảy cao đạt 1,83 m, bằng mức của VĐV Michelle Suat Li (Singapore) và Yap Sean Yee (Malaysia). So về số lần nhảy, VĐV Việt Nam và Singapore ít nhất nên cùng đứng đầu, còn VĐV Malaysia nhận HCĐ.

  • Đội tuyển bóng đá nữ trở về trong vòng tay người hâm mộ

    Những cô gái “vàng” của bóng đá Việt Nam xuống máy bay muộn gần một tiếng so với dự kiến. Tuy vậy, người hâm mộ vẫn nhẫn nại chờ đón đội trở về.

    23h ngày 25/8, đội bóng đã nữ Việt Nam trở về đến sân bay Nội Bài sau khi giành huy chương vàng tại SEA Games 29. 

    Dẫn đầu đoàn là ông Nguyễn Xuân Gụ, Phó chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. Chia sẻ với Zing.vn, ông Gụ cho biết chưa lần nào thể lực của đội bóng đá nữ tốt như lần này. Các cầu thủ rất chuyên nghiệp, thích ứng rất nhanh với đồ ăn của nước bạn. Sau huy chương vàng SEA Games, tuyển nữ VN có quyền mơ đến những giải đấu có quy mô lớn hơn. Ảnh: Việt Hùng.

    SEA Games ngay 26/8 anh 10
    SEA Games ngay 26/8 anh 11
    SEA Games ngay 26/8 anh 12
  • Môn bơi: Kiên Ngọc Thúy tham gia đợt bơi thứ nhất bán kết nội dung 100 m bơi bướm của nữ. Ở nội dung này, đội tuyển bơi Việt Nam còn có kình ngư Ánh Viên.

    SEA Games ngay 26/8 anh 13
  • Môn bơi: Kiên Ngọc Thúy có thành tích tốt thứ 4 trong đợt bơi bán kết đầu tiên nội dung 100 m bơi bướm nữ với thời gian 1 phút 04 giây 23.

    SEA Games ngay 26/8 anh 14
  • Môn bơi: Ánh Viên cán đích cuối cùng trong đợt thi bán kết thứ hai nội dung 100 m bơi bướm nữ với thời gian 1 phút 07 giây 51. Sau 2 đợt bơi, chỉ có Kiên Ngọc Thúy vào chung kết diễn ra tối nay 26/8.

    SEA Games ngay 26/8 anh 15
    SEA Games ngay 26/8 anh 16
  • Môn bơi: Ở đợt bơi thứ nhất bán kết nội dung 200 m tự do nữ, Nguyễn Diệp Phương Trâm cán đích cuối cùng trong 5 VĐV với thời gian 2 phút 14 giây 43. Đội tuyển bơi Việt Nam còn có Ánh Viên dự nội dung này.

    SEA Games ngay 26/8 anh 17
  • Môn bơi: Ánh Viên cán đích đầu tiên ở đợt bơi thứ hai bán kết nội dung 200 m tự do nữ với thời gian 2 phú 04 giây 48 và giành quyền vào chung kết diễn ra tối nay 26/8.

    SEA Games ngay 26/8 anh 18
    SEA Games ngay 26/8 anh 19
  • Ánh Viên cán đích đầu tiên ở đợt bơi thứ hai bán kết nội dung 200 m tự do nữ với thời gian 2 phú 04 giây 48.

  • Môn bơi: Ở đợt bơi đầu tiên bán kết nội dung 50 m ếch nam, Lê Nguyễn Paul có thành tích tốt thứ hai với thời gian 28 giây 92.

    SEA Games ngay 26/8 anh 20
  • Môn bơi: Sau khi Phạm Thanh Bảo xếp thứ 6 trong đợt bơi thứ hai nội dung 50 m ếch nam, đội tuyển bơi Việt Nam chỉ có Lê Nguyễn Paul vào chung kết.

    SEA Games ngay 26/8 anh 21
    SEA Games ngay 26/8 anh 22
  • Môn bơi: Ở đợt bơi thứ nhất bán kết nội dung 50 m tự do nữ, Ánh Viên có thành tích tốt thứ ba với thời gian 26 giây 40.

    SEA Games ngay 26/8 anh 23
  • Môn bơi: Sau khi Nguyễn Diệp Phương Trâm chỉ cán đích thứ 5 ở đợt bơi thứ hai bán kết nội dung 50 m tự do nữ, đội tuyển bơi Việt Nam chỉ có Ánh Viên vào chung kết nội dung này.

    SEA Games ngay 26/8 anh 24
    SEA Games ngay 26/8 anh 25
  • Ánh Viên: 'Mấy ngày qua em sợ lặp lại sai lầm'

    Kình ngư Ánh Viên xuất sắc đoạt HCV ở nội dung 50 m bơi ngửa. Cô chia sẻ sau thất bại ở nội dung đầu tiên, rất lo lắng trong những ngày qua vì sợ lặp lại sai lầm. Video: Trương Khởi.

     

  • Truyền thông quốc tế ngạc nhiên vì Ánh Viên thi 3 nội dung một ngày

    Các hãng thông tấn Singapore, Malaysia, Indonesia... phỏng vấn Ánh Viên để giải đáp thắc mắc làm sao cô có thể giành 2 HCV (50 m ngửa, 400 m hỗn hợp) và HCB (200 m ếch) tối ngày 25/8. Video: Trương Khởi - Tùng Lê.

  • Kim Sơn: 'Em không phải ngôi sao'

    VĐV bơi lội Nguyễn Hữu Kim Sơn (15 tuổi) đã xuất sắc về nhất ở nội dung 400 m hỗn hợp nam, đồng thời phá kỷ lục SEA Games đã tồn tại suốt 14 năm qua. Video: Trương Khởi - Ngọc Nhi.

  • Bắn súng: Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh thực hiện bài bắn tiêu chuẩn 10 m súng ngắn hơi. Đây là nội dung thi thứ hai của anh ở SEA Games 29. Trước đó, Hoàng Xuân Vinh thất bại ở chung kết 50 m súng ngắn chỉ sau 12 phát đạn. Đó là nội dung từng mang về cho anh tấm HCB tại Olympic Rio 2016 tại Brazil.

  • HLV Nguyễn Thị Nhung: 'Tôi mừng vì Hoàng Xuân Vinh đã thua'

    Chia sẻ với Zing.vn, huấn luyện viên của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh thừa nhận thất bại của học trò ở nội dung 50 m súng ngắn và cho rằng nam vận động viên thua vì coi thường đối thủ.

    Nữ trưởng đoàn đội tuyển bắn súng quốc gia Nguyễn Thị Nhung thẳng thắn cho rằng thất bại cùa nhà vô địch Olympic Hoàng Xuân Vinh tại SEA Games là tất yếu vì anh đang có trạng thái thần kinh không tốt.

    "Bắn súng là cuộc thi không chỉ về kỹ thuật, mà còn là cuộc chiến về thần kinh. Vinh bước vào trận đấu với áp lực tâm lý đè nặng vì với tư cách của đẳng cấp quốc tế, anh phải đứng nhất ở khu vực. Dù không nói ra nhưng ai cũng ngầm hiểu Vinh bắt buộc phải có huy chương vàng", "người đàn bà thép" của thể thao Việt Nam cho biết.

    "Vinh cần trắng tay ở một cuộc thi để biết mình đang ở đâu sau khi chiến thắng tại Olympic. Tôi cho phép học trò của mình chậm lại tại SEA Games, để tiếp tục cố gắng ở những giải đấu quốc tế". Ảnh: Ngân Giang.

    SEA Games ngay 26/8 anh 26
  • Môn bắn súng: Ở bài bắn tiêu chuẩn nội dung súng ngắn 10 m diễn ra sáng nay, hai xạ thủ Hoàng Xuân Vinh và Trần Quốc Cường chưa thể tiếp tục thi đấu do trời mưa. Ban tổ chức quyết định hoãn nội dung này đến 12h mới thi đấu. Nếu trời vẫn không ngớt mưa, lịch thi đấu sẽ phải dời thêm thời gian.

  • Chuyên gia Nguyễn Hồng Minh: Buồn và tiếc vì thất bại của Xuân Vinh

    Tại SEA Games 29, thất bại khiến nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao Nguyễn Hồng Minh trăn trở nhiều nhất là việc Hoàng Xuân Vinh bị loại sớm ở chung kết nội dung 50 m súng ngắn bắn chậm. Người từng nhiều lần sắm vai trưởng đoàn thể thao Việt Nam ở SEA Games chia sẻ: “Có một điều buồn và rất khó lý giải là thất bại của Hoàng Xuân Vinh. Ở cái tầm của Xuân Vinh, anh có thể không thành công như ở Olympic Rio, anh có thể không đạt được điểm số cao như tại Brazil nhưng việc anh đứng vị trí thứ 8 của loạt bắn chung kết và trở thành người phải ra đi đầu tiên là điều rất khó lý giải.

    Đương nhiên, mỗi cuộc đấu có sức ép riêng và với bắn súng, trạng thái tâm lý là điều cực kỳ quan trọng. Với Xuân Vinh, sức ép từ danh hiệu vô địch Olympic đã cản trở tâm lý của anh.

    SEA Games ngay 26/8 anh 27
  • Môn bắn súng: Hai xạ thủ Hoàng Xuân Vinh và Trần Quốc Cường cùng vào bắn chung kết 10 m súng ngắn hơi diễn ra chiều nay. Thậm chí Xuân Vinh còn dẫn đầu phần thi bắn tiêu chuẩn với 578 điểm.

    SEA Games ngay 26/8 anh 28
  • Môn Pencak Silat: Ở nội dung thi chung kết quyền đồng đội nam của môn Pencak Silat. Ba vận động viên gồm Nguyễn Xuân Thành, Vũ Quốc Việt và Vũ Tiến Dũng đạt 436 điểm, thấp nhất trong ba đội đã thi đấu với 436 điểm.

    SEA Games ngay 26/8 anh 29
  • Môn bắn súng: Nguyễn Thị Xuân và Nguyễn Thị Ngân giành quyền vào chung kết súng trường 50 m ba tư thế. Trong khi đó, Hoàng Xuân Vinh và Nguyễn Quốc Cường chuẩn bị bắn chung kết 10 m súng ngắn hơi.

  • Môn bóng bàn: Sau khi thắng chủ nhà Malaysia chung cuộc 3-0, Đinh Quang Linh và Đoàn Bá Tuấn Anh giúp đội tuyển nam bóng bàn Việt Nam vào chung kết gặp Singapore diễn ra chiều nay.

  • Môn bắn súng: Trần Quốc Cường bị loại khỏi chung kết 10 m súng hơi nam, chỉ còn lại Hoàng Xuân Vinh nhưng nhà vô địch Olympic thi đấu không quá xuất sắc khi điểm hiện thấp hơn đối thủ Myanmar và Malaysia. Ảnh: Ngân Giang.

    SEA Games ngay 26/8 anh 30
  • Môn bắn súng: Hoàng Xuân Vinh và đối thủ chủ nhà Malaysia tranh HCV nội dung 10 m súng ngắn hơi.

  • Môn bắn súng: Hoàng Xuân Vinh thua VĐV chủ nhà Malaysia ở chung kết nội dung 10 m súng ngắn hơi, qua đó chỉ giành HCB. Tại Olympic Rio 2016, anh từng giành HCV nội dung này với 202,5 điểm. Ảnh: Ngân Giang.

    SEA Games ngay 26/8 anh 31
  • Môn bắn súng: Sau khi chỉ giành HCB nội dung 10 m súng ngắn hơi, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh chia sẻ: "Tôi quá căng thẳng. Sau những loạt đạn đầu bắn khá ổn, loạt đạn cuối tôi quá căng thẳng. Nhiều ngày nay thật sự mệt mỏi với tôi. Xin lỗi mọi người, xin lỗi ban huấn luyện và chị Nhung (huấn luyện viên của đội tuyển bắn súng Việt Nam".

  • Phát bắn đưa Hoàng Xuân Vinh giành HCV Olympic

    Ở chung kết nội dung 10 m súng ngắn hơi nam diễn ra tại Olympic Rio 2016, Hoàng Xuân Vinh giành HCV với thành tích 202,5 điểm. Đây là HCV Olympic đầu tiên của thể thao Việt Nam. Video: Quý Sáng.

     

  • Môn bắn súng: Hoàng Xuân Vinh đạt 234,1 điểm ở chung kết, trong khi VĐV chủ nhà Malaysia giành HCV với 238,3 điểm. Ở SEA Games 29, luật bắn nội dung 10 m súng ngắn hơi nam đã thay đổi.

    Năm 2016, khi Hoàng Xuân Vinh giành HCV Olympic Rio với kỷ lục 202,5 điểm, được tiến hành theo luật cũ. VĐV bắn 3 viên trong hai lượt đầu. Còn luật bắn mới quy định mỗi VĐV bắn 5 viên trong hai lượt đầu, sau đó mới bắn 3 viên khi vào đấu loại.

  • Môn bóng chuyền: Trong trận bán kết bóng chuyền nữ gặp Indonesia, đội tuyển Việt Nam thắng 25-18 ở séc, nhưng thua 21-25 trong séc 2. Hai đội bước vào séc 3.

  • Môn bóng chuyền: Đội tuyển nữ Việt nam để Indonesia vượt lên dẫn 2-1 sau 3 séc ở bán kết. Trận đấu giữa hai đội diễn ra quyết liệt khi cạnh tranh từng điểm.

  • Môn bóng chuyền: Sau khi giành chiến thắng 25-15 ở séc 3, đội tuyển nữ Việt Nam gỡ hòa 2-2 trước Indonesia trong trận bán kết.

  • "Chú mệt quá. Mấy ngày hôm nay căng thẳng, không ngủ được. Xin lỗi mọi người, ban huấn luyện, và chị Nhung nữa. Xin lỗi cả con vì đã mất công tới đây xem chú", xạ thủ Hoàng Xuân Vinh chia sẻ sau khi không thể giành HCV nội dung 10 m súng ngắn hơi tại SEA Games 29.

    Hoàng Xuân Vinh: Đó là thể thao, đau đớn lắm, nhưng phải đối mặt thôi

    "Chú mệt quá. Mấy ngày hôm nay căng thẳng, không ngủ được. Xin lỗi mọi người, ban huấn luyện, và chị Nhung nữa. Xin lỗi cả con vì đã mất công tới đây xem chú".

  • Môn bóng chuyền: Thua với tỷ số 13-15 trước Indonesia trong séc 3, đội tuyển nữ Việt Nam không thể giành quyền vào chung kết sau thất bại 2-3.

  • 'Tiểu tiên cá' Ánh Viên làm dậy sóng Malaysia

    Hôm qua, Ánh Viên xuất sắc giành thêm 2 huy chương vàng SEA Games, theo đó nâng tổng số HCV của mình ở giải năm nay lên con số 7. Ở các nội dung 200 m hỗn hợp và 50 m bơi ngửa, kình ngư 20 tuổi đều thể hiện sự vượt trội kinh ngạc so với các đối thủ.

    Trang Daily Mail (Anh) viết: "'Tiểu tiên cá' làm dậy sóng đường đua xanh ở Malaysia với 7 HCV". Trong khi đó, trang Asiancorrespondent giật tít: "Nguyễn Thị Ánh Viên tạo ra cơn địa chấn ở SEA Games khi giành thêm 2 HCV, theo đó nâng tổng số HCV lên con số 7".

    Chuyên trang bơi lội nổi tiếng Swim Swam cũng đưa hình ảnh Ánh Viên lên trang chủ, họ giật tít: "Ánh Viên của Việt Nam vẫn cho thấy phong độ rất ấn tượng".

    SEA Games ngay 26/8 anh 32
  • Môn Judo: Ở tứ kết hạng cân 66kg, Huỳnh Nhất Thống để thua VĐV người Singapore dù chiếm ưu thế từ đầu trận.

  • Môn bóng chuyền: Giành chiến thắng 25-22 sau séc 1 ở trận bán kết, đội tuyển bóng chuyền nam Việt Nam dẫn Thái Lan 1-0.

  • Môn Taekwondo: Tuyết Vân và Thanh Phong thi đấu ở chung kết nội dung quyền biểu diễn đôi nam nữ. Ảnh: Tiến Tuấn.

    SEA Games ngay 26/8 anh 33
    SEA Games ngay 26/8 anh 34
  • Môn Taekwondo: Sau hai bài thi, Tuyết Vân và Thanh Phong giành được điểm 7,62 ở chung kết nội dung quyền biểu diễn đôi nam nữ. Ảnh: Tiến Tuấn.

    SEA Games ngay 26/8 anh 35
  • Môn Taekwondo: Tuyết Vân và Thanh Phong giành HCĐ, trong khi HCV thuộc về cặp VĐV Thái Lan, còn cặp VĐV chủ nhà Malaysia giành HCB ở nội dung quyền biểu diễn đôi nam nữ.

  • Môn bóng chuyền: Giành chiến thắng 25-16 ở séc 2 trong trận bán kết bóng chuyền nam, đội tuyển Việt Nam dẫn Thái Lan 2-0.

  • Môn bóng chuyền: Văn Kiều ghi điểm giúp đội tuyển nam Việt Nam dẫn trước Thái Lan 11-9 ở séc 3 trong trận bán kết.

  • Môn bóng chuyền: Sau pha chắn bóng thành công, đội tuyển bóng chuyền nam Việt Nam dẫn điểm Thái Lan 15-12 trong trận bán kết.

  • Môn bóng chuyền: Sau pha chắn bóng thành công, đội tuyển bóng chuyền nam Việt Nam ghi liền 2 điểm để dẫn trước Thái Lan 17-12 ở trận bán kết.

  • Môn bóng chuyền: Hoàng Thương ghi điểm sau cú đập bóng rất mạnh, qua đó giúp đội tuyển nam Việt Nam duy trì khoảng cách 5 điểm trước Thái Lan (20-15).

  • Môn Judo: Ở hạng cân dưới 73 kg, Nguyễn Tấn Công (áo trắng) thắng đối thủ Philippines với tỷ số 1-0 tại bán kết, qua đó giành quyền vào chung kết gặp đối thủ Indonesia. Ảnh: Ngân Giang.

    SEA Games ngay 26/8 anh 36
  • Môn bóng chuyền: Đội tuyển nam Việt Nam gặp khó khăn khi để đối thủ Thái Lan gỡ hòa điểm 21-21.

  • Môn bóng chuyền: Hai đội nam Việt Nam và Thái Lan cạnh tranh từng điểm, tỷ số ở séc thứ ba của trận bán kết là 25-25.

  • Môn bóng chuyền: Dẫn tới 5 điểm, nhưng đội tuyển nam bóng chuyền Việt Nam lại để thua Thái Lan 27-29 trong séc thứ 3 của trận bán kết.

  • Môn điền kinh - Trần Thị Yến Hoa giành HCV: Ở chung kết nội dung chạy 100 m rào nữ, Trần Thị Yến Hoa cán đích đầu tiên với thời gian 13 giây 40.

    SEA Games ngay 26/8 anh 37
  • Môn bóng chuyền: Sau 2 cú chắn bóng tốt, đội tuyển Việt Nam san bằng điểm 9-9 ở séc thứ tư trong trận bán kết gặp Thái Lan.

  • Môn điền kinh: Vũ Đức Anh (ảnh) vượt qua mức xà 2,18 m ở chung kết nhảy cao. trước đó đồng đội Nguyễn Thành Nhân cũng vượt qua mức xà trên. Ảnh: Nguyễn Đăng.

    SEA Games ngay 26/8 anh 38
  • Môn bóng chuyền: Thắng 25-15 ở séc 4 trong trận bán kết môn bóng chuyền nam, Thái Lan gỡ hòa 2-2 trước ĐT Việt Nam.

  • Môn điền kinh: Đức Anh và Thành Nhân đều thất bại ở mức xà 2,20 m trong lần nhảy đầu tiên ở chung kết nhảy cao nam.

  • Điền kinh: Ở chung kết chạy 5.000 m nam, đội tuyển điền kinh Việt Nam có Nguyễn Văn Lai (287) góp mặt. Anh bám sát VĐV dẫn đầu. Ảnh: Nguyễn Đăng.

    SEA Games ngay 26/8 anh 39
  • Môn bóng chuyền: Ở séc thứ 5 của trận bán kết, đội tuyển nam Việt Nam dẫn Thái Lan 8-5. Hai đội đổi sân để tiếp tục thi đấu.

  • Môn Taekwondo: Ba VĐV gồm Châu Tuyết Vân, Liên Thị Tuyết Mai, Nguyễn Thị Kim giành HCV sau khi kết thúc hai bài thi với điểm trung bình 8,43 ở nội dung quyền biểu diễn đồng đội nữ. Ảnh: Tiến Tuấn.

    SEA Games ngay 26/8 anh 40

     

  • Điền kinh - Nguyễn Văn Lai giành HCV: Ở chung kết nội dung chạy 5.000 m nam, Nguyễn Văn Lai xuất sắc giành HCV với thời gian 14 phút 55 giây 15. Đây là HCV thứ ba của đoàn thể thao Việt Nam trong ngày thi đấu 26/8. Ảnh: Hải An.

    SEA Games ngay 26/8 anh 41
  • Môn bóng chuyền: Đội tuyển nam Việt Nam dẫn 17-16 trước Thái Lan ở séc 5 trong trận bán kết. Ảnh: Tùng Lê.

    SEA Games ngay 26/8 anh 42
  • Môn bóng chuyền: Thua 18-20 trong séc thứ 5 của trận bán kết, đội tuyển bóng chuyền nam Việt Nam thất bại chung cuộc 2-3 trước Thái Lan.

  • Điền kinh: Nguyễn Thị Yến Hoa trên bục nhận HCV nội dung 100 m rào nữ. Chị là VĐV giành HCV thứ 15 cho đội tuyển điền kinh Việt Nam tại SEA Games 29. Ảnh: Hải An.

    SEA Games ngay 26/8 anh 43
  • Bóng chuyền: Khi tỷ số của séc thứ 5 đang là 17-17, đội tuyển nam Việt Nam tấn công và đập bóng trúng tay chắn của Thái Lan đi ra ngoài sân. Tuy nhiên, trọng tài lại cho rằng pha đập bóng của ĐT Việt Nam chưa qua lưới. Đội trưởng Văn Phương khiếu nại trọng tài, nhưng điểm thuộc về Thái Lan với điểm 18-17. Sau đó, Thái Lan thắng 20-18 ở séc 5. Trả lời phỏng vấn sau trận, HLV của đội tuyển bóng chuyền Việt Nam cho rằng trọng tài quyết định sai trong tình huống trên. Ảnh: Tùng Lê.

    Tình huống gây tranh cãi khi trọng tài không cho điểm ĐT Việt Nam Khi tỷ số trong set 5 đang là 17-17, trọng tài đã không cho điểm tuyển bóng chuyền Việt Nam khi cho rằng bóng đã bật lưới ra ngoài và không hề chạm tay chắn tuyển Thái Lan.
    SEA Games ngay 26/8 anh 44
  • Judo - Nguyễn Tấn Công giành HCB. Ở trận chung kết hạng cân dưới 73 kg gặp VĐV Indonesia, Nguyễn Tấn Công thất bại trước đối thủ mạnh hơn rất nhiều. Ảnh: Ngân Giang.

    SEA Games ngay 26/8 anh 45
    SEA Games ngay 26/8 anh 46
  • Điền kinh: Nguyễn Văn Lai trên bục nhận HCV nội dung chạy 5.000 m nam. Anh về nhất với thời gian 14 phút 55 giây 15. Ảnh: Hải An.

    SEA Games ngay 26/8 anh 47
  • Điền kinh: Nguyễn Văn Lai đem về HCV thứ 16 cho đội tuyển điền kinh Việt Nam tại SEA Games 29. Đó cũng là HCV thứ 47 của đoàn thể thao Việt Nam. Ảnh: Hải An.

    SEA Games ngay 26/8 anh 48
    SEA Games ngay 26/8 anh 49
  • ĐT bóng chuyền VN: 'Trọng tài xử ép khiến chúng tôi thua Thái Lan'

    HLV Phùng Công Hùng cho rằng trọng tài xử sai khiến đội bóng chuyền nam Việt Nam mất một điểm quan trọng cuối séc 5, khiến ĐT bóng chuyền Việt Nam thua ngược 2-3 dù thắng 2 séc đầu.

  • Môn bơi: Ở chung kết nội dung 100 m bơi bướm nữ, Kiên Ngọc Thúy cán đích thứ 7 trong tổng 8 VĐV tham dự với thời gian 1 phút 03 giây 31. HCV thuộc về VĐV của Singapore Jing Wen.

    SEA Games ngay 26/8 anh 50
  • Môn bơi: Ở chung kết nội dung 1.500 m tự do nam, Lâm Quang Nhật và Nguyễn Huy Hoàng dẫn đầu sau 100 m đầu tiên. Nguyễn Huy Hoàng liên tục dẫn đầu và tạo ra khoảng cách so với nhóm bám đuổi là hơn 5 giây.

  • Môn bơi: Lâm Quang Nhật vươn lên vị trí thứ hai và cạnh tranh cùng đồng đội Nguyễn Huy Hoàng. Đội tuyển điền kinh Việt Nam đứng trước cơ hội có thêm 1 HCV khi Nguyễn Huy Hoàng (ảnh) đang dẫn đầu, vượt các đối thủ 1 lượt bơi. Ảnh: Tiến Tuấn.

    SEA Games ngay 26/8 anh 51
  • Môn bơi: Nguyễn Huy Hoàng dẫn đầu chung kết bơi 1.500 m. Kỷ lúc nội dung này là 15 phút 31 giây 03. Ảnh: Tiến Tuấn.

    SEA Games ngay 26/8 anh 52

     

  • Môn bơi: Nguyễn Huy Hoàng giành HCV với thời gian 15 phút 20 giây 10, đồng thời phá kỷ lục SEA Games ở nội dung 1.500 m tự do nam. Trong khi đó, đồng đội Lâm Quang Nhật giành HCB.

     

  • Môn bơi: Ánh Viên giành HCV nội dung 200 m tự do với thời gian 1 phút 59 giây 24, đây đồng thời lập kỷ lục nội dung này tại SEA Games. Kỷ lục cũ của "tiểu tiên cá" Việt Nam là 1 phút 59 giây 27.

  • Môn bơi: Nguyễn Huy Hoàng chia sẻ: "Em đã khổ luyện trong thời gian dài. Khi bơi em không nghĩ gi cả, chỉ biết cố hết sức. Em nghĩ mình bơi nhanh hơn anh Nhật vì đã luyện tập rất nhiều. Giờ em chỉ nghĩ tới cha mẹ. Mong 2 người tự hào về em". Ảnh: Tiến Tuấn.

    SEA Games ngay 26/8 anh 53
  • Môn bơi: Kình ngư 17 tuổi Nguyễn Huy Hoàng phá kỷ lục SEA Games ở nội dung 1.500 m tự do nam với thời gian 15 phút 20 giây 20. Kỷ lục trước đó là của Lâm Quang Nhật (15 phút 31 giây 03). Ảnh: Tiến Tuấn.

    SEA Games ngay 26/8 anh 54
  • Môn bơi: Sau khi giành chiến thắng ở chung kết 200 m tự do nữ, Ánh Viên có HCV thứ 8 tại SEA Games 29. Ảnh: Tiến Tuấn.

    SEA Games ngay 26/8 anh 55
  • Môn bơi: Sau khi Nguyễn Huy Hoàng và Nguyễn Thị Ánh Viên giành HCV ở môn bơi, đoàn thể thao Việt Nam có tổng cộng 49 HCV tại SEA Games 29. Ảnh: Tiến Tuấn.

    SEA Games ngay 26/8 anh 56
  • Huy Hoàng bỏ xa Lâm Quang Nhật ở nội dung 1.500 m

    Nguyễn Huy Hoàng giành HCV với thời gian 15 phút 20 giây 10, đồng thời phá kỷ lục SEA Games ở nội dung 1.500 m tự do nam. Trong khi đó, đồng đội Lâm Quang Nhật giành HCB.

  • Ánh Viên phá kỷ lục SEA Games nội dung 200 m tự do

    Ánh Viên giành HCV nội dung 200 m tự do với thời gian 1 phút 59 giây 24, đây đồng thời là kỷ lục mới của nội dung này tại SEA Games. Kỷ lục cũ là 1 phút 59 giây 27.

  • Môn bơi: Ở chung kết 50 m tự do nữ, Ánh Viên chỉ xếp thứ 6 với thời gian 26 giây 15. HCV thuộc về VĐV của Singapore khi đạt thành tích 25 giây 41.

    SEA Games ngay 26/8 anh 57
  • Môn điền kinh: Ở chung kết nội dung 3.000 m chướng ngại vật nam, Phạm Tiến Sản giành HCB, còn Đỗ Quốc Luật đoạt HCĐ. Ảnh: Hải An.

    SEA Games ngay 26/8 anh 58
    SEA Games ngay 26/8 anh 59
  • Môn điền kinh: Đội tuyển điền kinh nữ Việt Nam chuẩn bị thi chung kết 4x400 m nữ, ngay sau đó là chung kết 4x400 m nam.

    SEA Games ngay 26/8 anh 60
  • Điền kinh: 5 đội tuyển thi chung kết nội dung 4x400 m nữ, trong đó có đội tuyển Việt Nam.

    SEA Games ngay 26/8 anh 61
  • Điền kinh: Bốn VĐV gồm Nguyễn Thị Oanh, Quách Thị Lan, Hoàng Thị Ngọc và Nguyễn Thị Huyền giành HCV nội dung 4x400 m nữ với thời gian 3 phút 33 giây 40. Đây là HCV thứ 50 của đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 29. Ảnh: Hải An.

    SEA Games ngay 26/8 anh 62

     

  • Nguyễn Thị Huyền và đồng đội giành HCV tiếp sức 4x400 m nữ

    Tối 26/8, ở chung kết 4x400 m nữ, đội tuyển điền kinh Việt Nam giành HCV với thành tích 3 phút 33 giây 40. Đây là HCV thứ 50 của đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 29.

  • Điền kinh: Các nữ VĐV điền kinh Việt Nam cổ vũ cho đội tuyển nam dự chung kết 4x400 m. Ảnh: Nguyễn Đăng.

    SEA Games ngay 26/8 anh 63
  • Điền kinh: Đội tuyển Việt Nam có thêm HCB ở nội dung 4x400m nam với thời gian 3 phút 07 giây 40, còn HCV thuộc về đội tuyển điền kinh Thái Lan khi đạt thành tích 3 phút 07 giây 20. Ảnh: Hải An.

    SEA Games ngay 26/8 anh 64
    SEA Games ngay 26/8 anh 65
  • Điền kinh: Phạm Tiến Sản (HCB) và Đỗ Quốc Luật (HCĐ) trên bục nhận huy chương nội dung 3.000 m vượt chướng ngại vật. Ảnh: Hải An.

    SEA Games ngay 26/8 anh 66
    SEA Games ngay 26/8 anh 67
  • Môn bóng bàn: Đội tuyển bóng bàn Việt Nam giành HCV sau khi đánh bại Singapore với tỷ số 3-1 ở chung kết nội dung đồng đội nam. Đây là HCV thứ 51 của đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 29.

  • Điền kinh: Đội tuyển điền kinh nữ Việt Nam nhận HCV nội dung chạy 4x400 m nữ. Đây là HCV thứ 17 của đội tuyển điền kinh Việt Nam tại SEA Games 29. Ảnh: Hải An.

    SEA Games ngay 26/8 anh 68
    SEA Games ngay 26/8 anh 69
  • Môn bóng bàn: Đội tuyển bóng bàn Việt Nam lần đầu giành HCV nội dung đồng đội nam tại SEA Games. Trong quá khứ, lần gần nhất bóng bàn VN có HCV nội dung đôi nam Kiến Quốc - Quang Linh giành được năm 2009. Ảnh: Tiến Tuấn.

    SEA Games ngay 26/8 anh 70
    SEA Games ngay 26/8 anh 71
    SEA Games ngay 26/8 anh 72
  • Môn bóng bàn: Vụ trưởng vụ thành tích cao II Vũ Thái Hồng xuống sân động viên, khen ngợi đội bóng bàn sau khi giành HCV nội dung đồng đội nam. Ảnh: Chee Ying.

    SEA Games ngay 26/8 anh 73

Nhóm PV (từ Malaysia)

Bạn có thể quan tâm