Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dân Singapore xếp hàng tiễn biệt cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu

Hàng nghìn người dân Singapore túc trực bên các con đường xung quanh lối vào dinh tổng thống để có thể đặt hoa và viết sổ tang ông Lý Quang Diệu.

  • Thông báo của Văn phòng Thủ tướng Singapore về việc ông Lý Quang Diệu qua đời. Ảnh: Straits Times

  • Raymond King, thương gia người Singapore, không thể tin nổi khi hay cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu từ trần sáng nay. Thay vì đến câu lạc bộ như đã định, ông King tiến thẳng tới bệnh viện Tổng hợp Singapore, nơi ông Lý điều trị từ ngày 5/2.

  • Người dân tới viếng ông Lý Quang Diệu tại bệnh viện Tổng hợp Singapore sáng 23/3. Ảnh: Straits Times

  • Cựu Thủ tướng Australia viết trên Twitter: “Lý Quang Diệu là chính khách hiếm hoi, cả ở châu Á và trên thế giới. Từ nay, chúng ta sẽ không được nghe ông tư vấn”.

  • “Người cha lập quốc của chúng ta không còn nữa. Ông ấy gợi cảm hứng, truyền lòng can đảm và giúp chúng ta sát cánh cùng nhau. Ông ấy đã đấu tranh cho độc lập, xây dựng một đất nước từ con số không và khiến chúng ta tự hào vì là người Singapore”, Thủ tướng Lý Hiển Long vừa có bài phát biểu trên truyền hình về sự ra đi ông Lý Quang Diệu.

  • “Ông đã truyền cảm hứng, thúc đẩy chúng ta đạt được những điều dường như không thể. Sau khi thôi giữ chức thủ tướng, ông đã hướng dẫn người kế nhiệm bằng sự thông minh và khéo léo. Khi về già, ông tiếp tục dõi theo Singapore”, ông Lý Hiển Long nói.

  • Để tưởng nhớ thủ tướng đầu tiên của mình, cả đất nước Singapore treo cờ rủ tại tất cả tòa nhà chính phủ trong suốt thời gian quốc tang, kể từ hôm nay (23/3) và kéo dài đến hết ngày 29/3. Ảnh: Reuters

     

  • Linh cữu của cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu sẽ được quàn tại Tòa nhà Quốc hội từ ngày 25-28/3, nơi đây được mở cửa hàng ngày từ 10h đến 20h để nhân dân có thể vào viếng, tiễn biệt người ông.

  • “Singapore là niềm đam mê của ông. Ông đã hy sinh cả cuộc đời cho đảo quốc sư tử. Ông nói trong những ngày cuối đời: Tôi đã dành rất nhiều phần trong cuộc đời để xây dựng đất nước này. Tôi đã có gì trong những ngày cuối đời? Đó là một Singapore phát triển. Tôi phải từ bỏ thứ gì? Đó là cuộc sống của tôi”, ông Lý Hiển Long nói. Đương kim Thủ tướng Singapore kết thúc bài diễn văn bằng bằng câu: “Ông Lý Quang Diệu yên nghỉ ở cõi vĩnh hằng”.

  • Người đàn ông đứng lặng thinh trong suốt một giờ để cầu nguyện cho cố Thủ tướng Lý Quang Diệu. Ảnh: Twitter

  • Rajakumar, một cư dân mạng, viết: “Tôi rất tự hào vì là người Singapore và gọi đất nước ấy là quê hương. Singapore được như ngày nay là nhờ ông. Cảm ơn ông! Ông hãy yên nghỉ nơi cõi vĩnh hằng”.

  • Những ngày tháng cuối đời của cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu:

    Ngày 5/2/2015, ông Lý nhập viện vì viêm phổi. Ông nằm tại bệnh viện đa khoa Singapore (SGH).

    Ngày 21/2, Văn phòng Thủ tướng Singapore thông báo sức khỏe của ông Lý đã ổn định và ông đang được thở máy. Ngày 26/2, bác sĩ cho biết họ phải sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị. 

    Ngày 28/2, tình hình ông Lý được cải thiện đôi chút nhưng vẫn thở nhờ máy và sử dụng kháng sinh.

    Ngày 17/3, tình trạng sức khỏe ông Lý xấu đi do nhiễm trùng. Ông được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt. Tình trạng này tiếp tục diễn biến xấu trong ngày 19/3. Ngày 20/3, Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết bố mình vẫn ốm nặng và cảm ơn lời chúc tốt đẹp từ người dân Singapore. 

    Trong ngày 21 và 22/3, sức khỏe cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu giảm sút nghiêm trọng. Sáng ngày 23/3, nhà sáng lập đất nước Singapore qua đời ở tuổi 91.

  • “Cảm ơn Lý Quang Diệu, không có ông, sẽ chẳng có chúng tôi”, độc giả Jason Aw viết.

  • Độc giả khắp nơi trên thế giới thương tiếc ông Lý Quang Diệu. Họ bày tỏ lòng kính trọng và cảm phục trước những đóng góp to lớn của người cha lập quốc đối với Singapore. Tay Mui Gim, một độc giả viết: “Ông ấy là anh hùng, là vĩ nhân với tầm nhìn xa rộng. Ông hãy yên nghỉ”.

  • Trên truyền hình quốc gia, một phóng viên đã mô tả sự ra đi của cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu là tin “đáng sợ”. Trong khi đó, ngày càng nhiều người dân tới bệnh viện đa khoa Singapore để tưởng nhớ cố lãnh đạo. Bà Maligah Thangaveloo, 55 tuổi, chắp tay cầu nguyện trước bệnh viện. Bà gọi cựu thủ tướng Lý Quang Diệu là “cha” và bồi hồi nhớ lại lần được nắm tay ông.

  • Cờ rủ trên nóc bệnh viện đa khoa Singapore sau khi cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu qua đời. Ảnh: AFP.

  • Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới người đồng cấp Singapore Lý Hiển Long về sự ra đi của ông Lý Quang Diệu. “Tôi rất buồn khi hay tin về sự ra đi của cha ông. Tôi cầu nguyện cùng gia đình ông. Thay mặt người dân Malaysia, tôi gửi lời chia buồn sâu sắc với người dân Singapore. Thành quả của người cha lập quốc Singapore Lý Quang Diệu rất lớn và di sản của ông sẽ được lưu giữ”, ông Razak nói.

  • Theo AP, lúc sinh thời, cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu từng nói: “Nếu phải chết, tôi muốn nó tới nhanh và ít đau đớn nhất có thể. Tôi không muốn mình sống bất lực trong trạng thái nửa mê nửa tỉnh trên giường bệnh, với chiếc ống luồn vào mũi và đi xuống dạ dày”.

  • Báo nước ngoài đồng loạt đưa tin về sự ra đi của cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu. BBC miêu tả ông Lý Quang Diệu là kiến trúc sư trưởng của Singapore, người có công tạo nên một đất nước phát triển thịnh vượng hiện nay.

  • Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gửi lời chia buồn tới gia đình ông Lý Hiển Long và người dân Singapore về sự ra đi của cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu. Modi miêu tả ông Lý là “chính khách có tầm nhìn xa và là sư tử trong số các lãnh đạo”.

  • Bó hồng trắng được đặt trước di ảnh của ông Lý Quang Diệu tại Câu lạc bộ Cộng đồng Tanjong Pagar. Chính phủ Singapore thành lập 18 điểm để người dân tới tưởng niệm ông Lý. 4 điểm đầu tiên, bao gồm Câu lạc bộ Cộng đồng Tanjong Pagar, Ang Mo Kio, East Coast và Chua Chu Kang, sẽ phục vụ dân viếng cố lãnh đạo từ 10h ngày 24/3, Hiệp hội Nhân dân Singapore (PA) cho hay. Ảnh: PA


  • Channel News Asia đưa tin, thi thể của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu sẽ được đặt trong tòa nhà Quốc hội Singapore từ ngày 25 đến 28/3. Người dân đảo quốc có thể tới viếng cố lãnh đạo từ 10h đến 20h.

  • Thủ tướng Nhật Shinzo Abe gửi lời chia buồn tới gia đình ông Lý Hiển Long cùng người dân Singapore vì sự ra đi của người cha lập quốc Lý Quang Diệu. Theo Channel News Asia, ông Abe nhận xét cố lãnh đạo đảo quốc sư tử là "một trong những lãnh đạo vĩ đại nhất thời hiện đại ở châu Á". Người đứng đầu chính phủ Nhật cho biết, ông rất ấn tượng với trí tuệ tuyệt vời của ông Lý, đặc biệt trong lần gặp năm 2014.

  • Hàng trăm nhân viên văn phòng xếp hàng tại công viên Raffles Place, Singapore, để mua những ấn phẩm đặc biệt về cố Thủ tướng Lý Quang Diệu sáng nay sau khi hay tin ông qua đời.

    Robin Chan, 63 tuổi, một trong những người xếp hàng tại Raffles Place cho biết ông xếp hàng ở đây từ lúc 10h45 dù không biết báo nào sẽ ra số đặc biệt. "Ông ấy là anh hùng. Tôi muốn giữ lại hình ảnh ông ấy trên báo", Chan chia sẻ với Straits Times. Giống như nhiều người Singapore khác, ông Chan nghe tin cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu từ trần rạng sáng nay và rất buồn.

  • Phát biểu sau khi Singapore tách khỏi Malaysia vào năm 1965, Lý Quang Diệu cam kết rằng ông sẽ xây dựng một đất nước dân chủ, đa sắc tộc. Tuy nhiên, một đất nước Singapore nhỏ bé và không có tài nguyên cần một mô hình kinh tế mới.

    "Chúng tôi biết rằng nếu Singapore chỉ giống các nước láng giềng, chúng tôi sẽ diệt vong. Vì thế chúng tôi phải tạo ra một thứ khác biệt và tốt hơn so với họ", ông nói với New York Times vào năm 2007.

  • Người dân đặt hoa tại Bệnh viện Đa khoa Singapore vào sáng 23/3 để tưởng nhớ cựu thủ tướng Lý Quang Diệu. Ảnh: AFP


    Người dân đặt hoa tại Bệnh viện Đa khoa Singapore vào sáng 23/3 để tưởng nhớ cựu thủ tướng Lý Quang Diệu. Ảnh: AFP
  • Lý Quang Diệu cùng phu nhân tham dự cuộc diễu hành nhân ngày Quốc tế Lao động tại Singapore hôm 1/5/2006. Ảnh: AP

  • "Người lãnh đạo Singapore phải có sắt trong cơ thể. Nếu không có chất sắt, bạn chỉ có thể bỏ cuộc", ông phát biểu trước người dân trong một sự kiện vào năm 1980, BBC đưa tin.

  • Trên trang cá nhân, bà Hà Tinh, phu nhân của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, cảm ơn mọi người đã chia sẻ với gia đình về sự ra đi của ông Lý Quang Diệu. "Ông đã thay đổi không chỉ Singapore mà cả châu Á, có thể cả thế giới. Di sản của ông sẽ truyền lại cho các thế hệ tương lai, cho gia đình chúng tôi, Singapore và nhân loại. Đó là một thế giới hòa bình, hữu nghị, không có sự phân biệt chủng tộc, ngôn ngữ và tôn giáo", người con dâu trưởng nói về ông Lý Quang Diệu. Ảnh: Getty

  • Dòng người Singapore xếp hàng bên ngoài dinh thự Istana để đặt hoa và viết lời chia buồn trước sự ra đi của cựu thủ tướng Lý Quang Diệu. 12h30 (11h30 giờ Hà Nội), đoàn xe chở linh cữu cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã về tới dinh thự Istana. Ảnh: Today Online

  • Giới chức Singapore sẽ đặt linh cữu Lý Quang Diệu lên xe kéo đại pháo vào ngày 25/3. Xe sẽ dời dinh thự Istana để tới tòa nhà quốc hội vào lúc 9h cùng ngày. Cảnh sát giao thông sẽ phong tỏa hàng loạt đường trong khoảng thời gian từ 8h45 tới 9h30 hôm 25/3 để đoàn xe di chuyển.

  • Với trang phục giản dị, ông Lý Quang Diệu phát biểu trước người dân vào ngày 15/8/1955. Ảnh: AFP

  • Channel News Asia đưa tin, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim gửi lời chia buồn tới gia đình Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và người dân Singapore. Ông Jim cảm thấy "vinh dự khi được làm việc với ông Lý Quang Diệu trong vài thập kỷ" và nhấn mạnh vai trò của cố lãnh đạo Singapore trong sự phát triển của đảo quốc sư tử hiện nay.

  • Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim gửi lời chia buồn tới gia đình Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và người dân Singapore. Ông Jim cảm thấy “vinh dự khi làm việc với ông Lý Quang Diệu trong vài thập kỷ” và nhấn mạnh vai trò của cố lãnh đạo Singapore trong sự phát triển của đảo quốc sư tử hiện nay, Channel News Asia cho biết.

  • Các doanh nghiệp ở đảo quốc sư tử tưởng nhớ ông Lý Quang Diệu. Lãnh đạo sân bay Changi viết trên mạng xã hội: “Chúng tôi sẽ nhớ mãi quan điểm và tầm nhìn của ông. Nó đã giúp sân bay Changi xuất hiện trên bản đồ thế giới. Cảm ơn ông Lý!”. Ảnh: Today Online

  • Chan Chun Sing, Bộ trưởng Phát triển xã hội và gia đình Singapore (giữa), tưởng nhớ cố Thủ tướng Lý Quang Diệu tại Câu lạc bộ cộng đồng Tanjong Pagar. Ảnh: Straits Times

  • Facebook của đương kim Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long lấy di ảnh của cố lãnh đạo Lý Quang Diệu làm ảnh nền. Ảnh: Facebook/Lý Hiển Long

  • K. Shanmugam, Ngoại trưởng Singapore, viết trên trang cá nhân: “Ông Lý Quang Diệu không còn nữa. Nước mắt rơi khi tôi viết những dòng này. Tôi chưa từng tưởng tượng về một Singapore không có ông Lý. Khi ông ấy nằm viện và phải trợ thở, tôi bắt đầu nghĩ về điều mà tôi chưa bao giờ muốn chấp nhận. Chúng tôi có thể mất ông ấy. Mỗi lần tôi nghĩ đến điều đó, tôi lại khóc”.


  • “Hãy cùng nhau yên nghỉ nhé, ông bà Lý”, chính trị gia Alex Yam viết trên trang cá nhân. “Cảm ơn ông vì tất cả những gì ông đã làm cho Singapore và người dân đảo quốc sư tử”, ông Yam viết thêm.

  • Luật sư Sharon Tan và con trai Ryan Mackey là những người đầu tiên tới viếng ông Lý Quang Diệu tại khu tưởng niệm ở dinh Istana. Tan kể, cô quyết định cùng con trai mang tấm thiệp tự làm tới khu tưởng niệm vì kính trọng và yêu mến nhà lãnh đạo. Ảnh: Channel News Asia

  • Jason Chee, quân nhân Hải quân Singapore, cũng tới dinh Istana để viếng người cha lập quốc. Chee mất 2 chân trong một tai nạn tàu. Ảnh: Channel News Asia

  • Chị Lillian cùng cậu con trai 2 tuổi tới dinh tổng thống đặt hoa và thiệp cậu bé tự vẽ để tưởng nhớ ông Lý Quang Diệu. Ảnh: Channel News Asia

  • Các nhà sư của chùa Kor Meng San tới viếng ông Lý Quang Diệu ở dinh thự Istana. "Tôi rất kính trọng ông ấy. Ông Lý là người cha lập quốc của chúng tôi và đối xử với người Singapore như những người con", một nhà sư tên Kuan nói. Ảnh: Channel News Asia

  • Bà Angeline Ang, 74 tuổi, khóc khi tới khu tưởng niệm ông Lý tại câu lạc bộ cộng đồng Tanjong Pagar Community. "Nếu không có ông Lý, hôm nay chúng tôi không thể ở đây", bà Ang nói. Ảnh: Channel News Asia

  • Những dòng tưởng niệm ông Lý tại khu tưởng niệm ở dinh thự Istana. Ảnh: Channel News Asia

 

 

Đỗ Quyên - Hồng Duy

Bạn có thể quan tâm