Tờ Reuters cho hay các nhà nghiên cứu từ Đại học Nam Đan Mạch (SDU) và Lifeline Robotics hy vọng nguyên mẫu "robot tăm bông" của họ có thể sớm được triển khai để các nhân viên y tế tránh được nguy cơ lây nhiễm virus từ bệnh nhân.
Thiusius Rajeeth Savarimuthu, giáo sư chuyên về robot tại SDU, giải thích sau khi người bệnh xuất trình thẻ căn cước công dân, robot sẽ chuẩn bị một bộ dụng cụ xét nghiệm và tiến hành toàn bộ quá trình lấy mẫu từ đầu tới cuối.
Chính giáo sư Thiusius đã tự thực hiện thử nghiệm lấy mẫu xét nghiệm. Ông đặt khuôn mặt và cằm của mình lên một chiếc khuôn bằng nhựa, há miệng rộng để cánh tay của robot đưa tăm bông lấy mẫu thử vào họng lấy dịch.
Robot được hỗ trợ bởi công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ sử dụng một camera để tìm đúng vùng của cổ họng của người cần lấy mẫu thử. Sau đó, nó được lập trình để lấy dịch họng nhẹ nhàng.
"Robot có thể thực hiện chính xác quy trình lặp đi lặp lại nhiều lần với độ chính xác cao và cho chất lượng mẫu thử tốt", giáo sư Thiusius khẳng định.
Soeren Stig, Giám đốc điều hành của Lifeline Robotics, cho biết robot cần sớm được đưa vào sử dụng vì toàn cầu đang cần xét nghiệm nhiều hơn và tự động hóa hơn với mục đích bảo vệ những y bác sĩ ở tiền tuyến chống dịch.
Robot thay thế nhân viên khử khuẩn phòng cách ly tại BV Dã chiến Củ Chi
Sau thời gian vận hành thử nghiệm, robot khử khuẩn đã chính thức thay thế nhân viên làm công tác khử trùng các phòng cách ly tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi.
Thời gian ướp thịt gà bao lâu là tốt nhất?
Chỉ cần một chút khéo léo trong việc kết hợp nguyên liệu và tuân thủ đúng thời gian, bạn sẽ biến món gà thường ngày thành một tác phẩm ẩm thực đầy hương vị.
Nhà vệ sinh công cộng có làm bạn mắc bệnh tình dục?
Nhiều quan điểm cho rằng người mắc bệnh lây qua đường tình dục khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng có thể để lại virus, lây bệnh cho người dùng sau.