Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Dân hàng ngày ăn thực phẩm độc, ai chịu trách nhiệm?'

Sau khi Zing.vn đăng clip tưới nhớt, hóa chất lên rau, nhiều chuyên gia, độc giả bày tỏ bức xúc về hành vi đầu độc đồng loại và yêu cầu làm rõ trách nhiệm của cơ quan chức năng.

Độc giả Hòa Hòa cho rằng, sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi, trồng trọt cần bị coi là một tội ác. Vì có thể khẳng định, họ ý thức được tác hại của các loại thuốc họ dùng.

"Người trồng chè, trồng rau dành riêng một khu để họ ăn, uống, và không ăn thịt, cá được nuôi bằng thức ăn trộn chất cấm. Chỉ vì lợi nhuận nhỏ, họ đang tâm đầu độc đồng loại. Đã đến lúc luật pháp cần nghiêm khắc với tội ác này", độc giả chia sẻ.

Còn độc giả Kim Ngân đặt câu hỏi: "Người tiêu dùng trả tiền để mua thực phẩm nhưng tại sao lại đưa cho họ thứ thực phẩm giết hại họ? Sao lại ngược đời như thế? Con người ta vì đồng tiền mà sẵn sàng làm bất cứ việc gì".

Người dân ở TP HCM dùng dầu nhớt thải tưới rau muống. Ảnh cắt từ clip.
Người dân ở TP HCM dùng dầu nhớt thải tưới rau muống. Ảnh cắt từ clip.

Từng thấy người dân ở Hóc Môn và khu Bắc Hải (TP HCM) mua nhớt qua sử dụng về tạt trực tiếp lên rau muống, bạn Nguyễn Lê cho hay: “Họ cắt rau vào buổi chiều, sáng hôm sau những phần bị cắt đã mọc ra đọt non. Người trồng rau nghĩ gì khi sử dụng 'phương thức chăm rau đặc biệt' này"?

Cho rằng, hành vi này là vì lợi nhuận nhưng độc giả Đức Anh khẳng định, sử dụng hóa chất độc hại để kích thích rau nhanh lớn, xanh tốt là gây hại sức khỏe, tính mạng nhiều người.

"Họ mang cái chết từ từ đến cho cộng đồng. Đây là việc làm còn ác hơn kẻ giết người”, độc giả Đức Anh nhận định.

Chung quan điểm, anh Nguyễn Xuân Tùng bày tỏ: "Ung thư là cụm từ đáng sợ nhất hiện nay cũng một phần nguyên nhân từ rau, thực phẩm nhiễm độc".

Về trách nhiệm của người trồng rau, độc giả Trần Hoàn lập luận, sử dụng hóa chất độc hại trong nuôi trồng và chế biến thực phẩm là hành động đầu độc giết người tiêu dùng. Quốc hội nên đưa vào xử lý hình sự hành vi này, phạt hành chính không có tính dăn đe cao.

Còn độc giả Minh Quốc băn khoăn, báo chí biết, tại sao cơ quan chức năng không biết? Thông tin người trồng rau sử dụng các hóa chất, thuốc kích thích độc hại không phải bây giờ mới có.

"Người dân hàng ngày ăn rau, thực phẩm độc hại bị bệnh thì ai chịu trách nhiệm. Tại sao vẫn chưa thấy đơn vị nào xử lý, xử phạt”, anh Quốc nói.

Công nghệ trồng rau bằng dầu nhớt, hóa chất Vì lợi nhuận, nhiều người dân ở TP HCM dùng dầu nhớt thải tưới rau muống, còn một số khu vực trồng rau ở Hà Nội lạm dụng hóa chất hoặc dùng thuốc kích thích tăng trưởng.

Sau khi xem clip của Zing.vn về tình trạng người dân ở TP HCM sử dụng dầu nhớt đã qua sử dụng để tưới rau diệt rệp, tiến sĩ Trần Vũ Thắng - Viện Hóa (Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam) cho biết, loại dầu thải sẽ sinh ra một số hợp chất nguy hại như hợp chất vòng thơm, peoxit, axit hữu cơ...

Các hợp chất này cũng như những hợp chất có trong dầu nhớt chưa qua sử dụng sẽ cản trở sự phát triển của vi sinh vật trong đất và nước, đồng thời gây ra một số bệnh về hô hấp, ngoài da, thậm chí là ung thư.

Diệt rệp bằng dầu nhớt vô cùng nguy hiểm

"Dầu thải theo quy định phải được xử lý bằng cách tiêu hủy (đốt theo quy định, quy chuẩn) hoặc tái chế, không được thải trực tiếp ra môi trường", tiến sĩ Thắng cho hay.

Cụ thể, theo ông Thắng, dầu thải có các hợp chất chứa axit, hợp chất dị nguyên tố nên nếu đổ lên đất sẽ làm chết các vi khuẩn có lợi trong đất, làm đất thoái hóa và mất khả năng sản xuất.

Dầu thải còn có khả năng làm chết các sinh vật, động vật sống trong nước, gây ra hiện tượng tạo nhũ trong nước, rất lâu phân hủy và khó xử lý, làm sạch.

Tiến sĩ Thắng cho hay, dầu nhớt thải sẽ làm ô nhiễm không khí tại những nơi đổ thải, chứa dầu thải; tiếp xúc lâu với khí thải của dầu thải dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp và thần kinh.

Nếu ăn phải dầu ở nồng độ cao, chúng ta dễ bị ngộ độc với các hiện tượng buồn nôn, chóng mặt. Khi chất này tích tụ lâu ngày trong cơ thể, nguy cơ tiềm ẩn ung thư rất cao.

"Khi tưới vào rau, dầu nhớt sẽ bám vào rệp để nó yếu dần vì hô hấp qua da. Nhưng diệt rệp theo cách này cực kỳ nguy hiểm, vì dầu nhớt thải bị cấm thải ra môi trường. Có thể dùng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép", ông Thắng nói.

Chuyên gia này cho hay, thế giới quy định việc xử lý dầu nhớt thải cực kỳ nghiêm ngặt. Việt Nam quản lý chưa  chặt nên loại dầu này vẫn còn lưu hành tràn lan, người dân dùng tùy thích.

Ông Thắng cũng khuyến cáo, người dân không nên mua, sử dụng loại rau được tưới dầu nhớt thải. Cơ quan chức năng TP HCM cần xuống địa điểm được cho là tưới rau bằng dầu nhớt thải để lấy mẫu rau đi kiểm định mới biết được mức độ nguy hại và kịp thời ngăn chặn, cảnh báo người dân.

Rau muống từ nghĩa địa tới chợ

Cánh đồng rau muống tại Cổ Nhuế (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trồng giữa các ngôi mộ, xung quanh có cả chăn chiếu, vật dụng của người quá cố vứt bỏ.


Thắng Quang

Bạn có thể quan tâm