Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dân đổi USD không đúng chỗ, lỗi trước hết của cơ quan quản lý Nhà nước

Đại biểu Nguyễn Văn Chiến cho rằng việc người dân đổi USD ở nơi không được phép bị phạt là cần nhưng trách nhiệm trước hết ở cơ quan quản lý Nhà nước. Mức phạt cũng cần xem lại.

Trực tiếp Quốc hội thảo luận về kinh tế xã hội chiều 27/10 Trực tiếp phiên họp chiều ngày 27/10 của Quốc hội Việt Nam về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và 3 năm thực hiện kế hoạch 2016-2020.

Trong 2 ngày 26-27/10, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm 2016-2020; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019.

Quốc hội đánh giá sơ kết 3 năm thực hiện kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế 5 năm giai đoạn 2016-2020; kết quả 3 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi; việc thực hiện Nghị quyết số 100/2015/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020.

Các thành viên Chính phủ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

  • 3 phó thủ tướng sẽ phát biểu

    Phiên làm việc về kinh tế - xã hội ở nghị trường tiếp tục từ 14h chiều nay 27/10. Các Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Vũ Đức Đam sẽ phát biểu về nội dung đại biểu quan tâm.

    Mở đầu phiên thảo luận, đại biểu Quách Thế Tản đề cập đến việc năm 2017 có 5.639 văn bản trái pháp luật tại các bộ, ngành, địa phương được ban hành.

    Ông đề nghị Chính phủ xem xét, chỉ đạo khắc phục tình trạng trên. "Bộ, ngành, địa phương nào ban hành văn bản trái luật cần có xử lý, tùy vào tác hại tới môi trường kinh doanh và làm mất niềm tin của dân với hệ thống pháp luật", ông nói.

     

     

  • Tiền chi chăm sóc y tế cho một người Việt chưa bằng 1/3 Trung Quốc

    ĐB Nguyễn Quang Tuấn (Hà Nội) cho rằng tồn tại trong lĩnh vực khám, chữa bệnh còn nhiều, cần sự vào cuộc cả cả xã hội chứ không phải riêng ngành y tế. Tổng chi của toàn xã hội cho ngành y tế ngày càng cao nhưng vãn không đảm bảo yêu cầu.

    "Bình quân chi cho y tế của Việt Nam chỉ là 140 USD, không bằng 1/2 các nước có thu nhập trung bình, không bằng 1/3 so với Trung Quốc. Tôi đề nghị Chính phủ cần quan tâm đến vấn đề này", ông nói.

    Theo đại biểu này, tỷ lệ chi cho ngân sách đang có xu hướng giảm, đầu tư cho y tế cơ sở cũng còn nhiều bất cập. Ngoài ra cầm kiểm soát mức chi còn nhiều bất cập dẫn đến bội chi của BHYT.

    Ông kiến nghị sửa Luật bảo hiểm y tế, Luật khám chữa bệnh, trong bối cảnh cơ cấu bệnh tật đã thay đổi, nhiều loạt bệnh truyền nhiễm đã nhiều hơn.

    3 pho thu tuong phat bieu tai Quoc hoi chieu nay anh 1


  • Đại biểu muốn hỗ trợ TP.HCM xây đường vành đai

    ĐB Đặng Hoàng Tuấn (Long An) đề nghị hỗ trợ TP.HCM xây dựng đường vành đai 3 và 4, kết nối vùng, liên kết các địa phương, không phải đi xuyên tâm, giảm áp lực cho các tuyến giao thông hiện hữu. Ảnh: Duy Ngọc.

    3 pho thu tuong phat bieu tai Quoc hoi chieu nay anh 2

  • ĐB Nguyễn Quốc Hưng (Hà Nội) thì cho rằng cần đầu tư cho văn hóa không chỉ là tiền bạc mà còn là trí tuệ. Hiện nay, văn hóa đi sau các lĩnh vực khác, không được quan tâm một cách đầy đủ, coi là đầu tư mà không có thu. Tuy nhiên, đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho sáng tạo, tạo hình ảnh quốc gia, là một trong lĩnh vực kinh tế chủ chốt, công nghiệp văn hóa tạo ra nhiều giá trị.

    Tiềm năng văn hóa, kinh tế văn hóa ở nước ta vẫn chưa được khai thác cụ thể. Về du lịch văn hóa cũng chưa được tận dụng để phát triển một cách đúng mực.

    Đại biểu đề nghị cần phải quan tâm nhiều hơn đến văn hóa, bởi nó sẽ là nguồn lực quan trọng trong phát triển đất nước. Ảnh: Duy Ngọc.

    3 pho thu tuong phat bieu tai Quoc hoi chieu nay anh 3

  • Dọn dẹp thị trường ngoại tệ đen để dân không vi phạm như anh thợ điện

    Dẫn ra trường hợp anh thợ điện bị phạt 90 triệu vì đổi 100 USD không đúng chỗ, ĐB Nguyễn Văn Chiến (Hà Nội) cho rằng đây là điển hình thiếu trong quy định, yếu trong áp dụng, chưa nghiêm minh trong áp dụng.

    Việc xóa bỏ tinh trạng USD hóa thị trường phải được thực thi. Tuy nhiên, những quy định cứng, không có định lượng là vấn đề. Đổi ngoại tệ không đúng nơi được cấp phép phải bị phạt nhưng chúng ta trách nhiệm trước hết của cơ quan quản lý Nhà nước. Chúng ta phải giúp người dân nhận diện, phân biệt nơi nào được đổi, nơi nào không được đổi.

    Sự tồn tại của các nơi đổi ngoại tệ bất hợp pháp còn rất nhiều, thì đó trước hết trách nhiệm phải là của cơ quan quản lý Nhà nước.

    Bên cạnh đó, những mức phạt phải xem xét lại, vì đổi 10 USD, 100 USD cũng cùng mức phạt với đổi 1.000 USD, 100.000 USD, đều ở mức phạt 80-100 triệu là không phù hợp.

    Thị trường buôn bán có cung ắt có cầu, thị trường buôn bán chuyển đổi ngoại tệ đen, ngày đêm vẫn hoạt động công khai, hầu như không được kiểm soát, xử phạt. Thiết nghĩ Nhà nước phải thu dẹp trước để người dân không bị vi phạm như anh thợ điện.

    Đổi tiền USD ở đâu để không bị phạt 90 triệu đồng?

    Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều được cấp phép mua, bán ngoại tệ. Ngoài ra người dân có thể tìm đến các tổ chức tín dụng, tiệm vàng có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.

  • 'Chính phủ không chủ quan'

    3 pho thu tuong phat bieu tai Quoc hoi chieu nay anh 4

    Tham gia giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng có 5 thách thức trong thời gian tới.

    Thứ nhất là chiến tranh thương mại, chủ nghĩa bảo hộ, giá dầu, chính sách tiền tệ, tỷ giá. 

    Thứ hai là biến đổi khí hậu.

    Thứ ba là tụt hậu và khoảng cách phát triển. Đạt kết quả rất mừng, nhưng rất lo. Mục tiêu đại hội Đảng đến 2020, thu nhập bình quân đầu người được 3.500 USD/người, hiện tại mới đạt khoảng 2.700 USD/người. Nhiệm vụ của 2 năm tới để tăng được khoảng 800 USD/người là thách thức lớn.

    Thứ tư là thách thức từ các hiệp định thương mại tự do.

    Thứ năm là thách thức từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Chính phủ đã chỉ đạo các bộ ngành xây dựng kế hoạch là tận dụng cuộc cách mạng này.
    Tinh thần của Chính phủ là không chủ quan, đánh giá kịp thời, ứng phó với các vấn đề xảy ra. Chúng tôi cũng đã xây dựng kịch bản điều hành kinh tế đến năm 2020.

    Chúng ta cũng từng bước khắc phục những tồn tại, đổi mới mô hình tăng trưởng, năng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, đổi mới môi trường đầu tư kinh doanh, đưa kinh tế tăng trưởng trong một thời gian dài, tránh nguy cơ tụt hậu.

    Chúng ta tiếp tục thực hiện mục tiêu kép, đó là vừa phát triển nhanh, lại vừa ổn định kinh tế vĩ mô.


  • Doanh nghiệp yếu sẽ bị đào thải

    Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng chia sẻ với ý kiến của các đại biểu về việc phát triển doanh nghiệp khi con số 9 tháng đầu năm số doanh nghiệp ngừng hoạt động và chờ giải thể tăng cao.

    Ông lý giải 4 nguyên nhân của tình trạng này. Thứ nhất, quy luật đào thải, cạnh tranh thì những doanh nghiệp yếu sẽ bị đào thải.

    Thứ hai, tiếp cận các yếu tố đầu vào như vốn, đất đai, lao động, logistic của doanh nghiệp vào là rất khó khăn.

    Thứ ba, từ tháng 4, chúng ta bước vào rà soát số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, kể cả con số từ vài năm trước. Nên có thể con số đã cao hơn năm trước.

    Thứ tư, có doanh nghiệp lập nên để chuộc lợi chính sách, buôn bán hóa đơn.

    Bộ trưởng cam kết "sẽ có các biện pháp khắc phục". Mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào 2020, chúng ta còn 2 năm nữa và thành lập 300.000 doanh nghiệp. Hiện tại chúng ta đã có 702.000 doanh nghiệp.

    "Chúng tôi sẽ tiếp tục cải cách môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ tiếp cận đất đai, các yếu tố đầu vào của sản xuất", ông nói.

  • Mừng và lo của đại biểu

    Phát biểu trước Quốc hội, ĐB Nguyễn Bắc Việt (Ninh Thuận) nêu những điểm mừng và lo xen kẽ của ông.

    Một là, mừng về đường lối chủ trương chính sách Đảng, tuy nhiên lo vì xem hành động có quyết liệt để đi theo đường lối hay không.

    Hai là, mừng về tăng trưởng kinh tế, nhưng lo về đạo đức xã hội xuống cấp, nhiều gia đình bế tắc phải tự vận.

    Ba là, mừng về chương trình nông thôn mới, lo tình trạng tái nghèo, an ninh trật tự ở thành thị nông thông, như ma túy, tín dụng đen, xâm hại trẻ em. 

    Bốn là, mừng vì đấu tranh chống tham nhũng, lo là xử lý không đúng người không đúng tội. Ảnh: Ngọc Duy.

    3 pho thu tuong phat bieu tai Quoc hoi chieu nay anh 5

  • 'Tôi lo sức khỏe của các thành viên Chính phủ'

    3 pho thu tuong phat bieu tai Quoc hoi chieu nay anh 6

    ĐB Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) đánh giá tình hình kinh tế thế giới còn rất nhiều phức tạp, diễn biến khó lường. Với độ mở kinh tế trên 200%, chúng ta chắc chắn sẽ chịu những thách thức. Cần nhìn lại nguyên nhân chính thành công, từ đó giúp thực hiện thành công kinh tế xã hội 2016-2020.

    Ông nói thêm rằng ông "lo sức khỏe của các thành viên Chính phủ, đi công tác nhiều, tiếp xúc rất nhiều với doanh nghiệp. Nhưng đi như vậy chúng ta mới có những giải pháp cụ thể, giống như Nghị quyết 01/2018".

    Ông cũng lưu ý các điểm nóng gồm cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, đường sắt đô thị, sân bay Long Thành, vấn đề sạt lở bờ sông. Mong Thủ tướng ưu tiên quan tâm.



  • Chất lượng tăng trưởng tiến bộ nhưng còn chậm

    Do thời lượng có hạn, chỉ Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đại diện Chính phủ giải trình, làm rõ các vấn đề đại biểu quan tâm. 

    Phó thủ tướng cho biết chất lượng tăng trưởng, mục tiêu của chúng ta là phát triển nhanh, rút ngắn khoảng ách cách nước, ngăn ngừa nguy cơ tụt hậu, nhưng chúng ta vẫn phải phát triển bền vững. Phát triển nhanh, bền vững, còn phải đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế.

    Để thực hiện chủ trương này, Chính phủ đã có nhiều chương trình hành động, bền bỉ. Chúng ta đã ghi nhận 3 năm qua đã có những chuyển biến tích cực và rõ rệt, đi đúng hướng. Tăng trưởng chúng ta toàn diện 3 khu vực: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Ở lĩnh vực công nghiệp giảm dần phụ thuộc vào công nghiệp khai khoáng; chế biến chế tạo tăng nhanh; dịch vụ thì du lịch phát triển mạnh. Chúng ta cũng chú trọng phát triển thị trường trong nước, tốc độ đều tăng 2 con số, năm nay dự kiến đạt 11,2%.

    Chúng ta cũng có những bước tăng trưởng năng suất lao động cũng tăng cao hàng đầu khu vực. Tăng trưởng TFP cũng tăng trưởng cao. Hệ số ICOR đã tốt hơn. Hệ số cạnh tranh của nền kinh tế tăng lên, có thứ hạng cao.

    Tuy nhiên, thẳng thắn thừa nhận chất lượng tăng trưởng tiến bộ nhưng còn chậm, chưa đáp ứng nhu cầu, còn những yếu tố không củng cố thì sẽ thiếu bền vững.

  • 3 pho thu tuong phat bieu tai Quoc hoi chieu nay anh 7

    Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết thời gian tới, Chính phủ tiếp tục thực hiện nhất quán, đẩy mạnh tái cơ cấu, nâng cao năng suất, hiệu quả nền kinh tế, đổi mới môi hình tăng trưởng. Cần phải tìm ra giải pháp tăng trưởng năng suất lao động.

    Chúng ta cũng tiếp tục phấn đấu, đẩy nhanh phát triển khu vực kinh tế tỏng nước, đặc biệt là kinh tế tư nhân.

    Còn thu hút FDI thì phải bảo vệ môi trường, công nghệ cao, đảm bảo sự kiên kết với chuỗi doanh nghiệp trong nước.



  • 'Việt Nam không bao giờ phá giá đồng tiền'

    Ông Vương Đình Huệ cũng nhận định diễn biến kinh tế thế giới rất phức tạp, căng thẳng thương mại giữa các nước lớn, giá dầu, giá USD, lãi suất thế giới tăng cao, căng thẳng địa chính trị.

    Vì thế, chúng ta coi việc đảm bảo kinh tế vĩ mô là một trong những mục tiêu quan trọng. Chúng ta sẽ củng cố hơn nữa về kinh tế vĩ mô, giữ ổn định tài chính. Cũng cần tăng tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế. Nhất quán ổn định chính sách giá trị đồng tiền.

    "Chúng ta chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ phá giá đồng tiền hỗ trợ cho xuất khẩu", ông khẳng định.

    Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng và linh hoạt, cũng sẽ không có chuyện nới lỏng về lạm phát. Trong điều hành của Chính phủ là chặt chẽ, dưới 4%.

  • Phiên thảo luận kết thúc lúc 17h ngày 27/10. Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, trong 2 ngày nghị sự về kinh tế - xã hội đã có 88 đại biểu nêu ý kiến, 3 đại biểu tranh luận. Phó thủ tướng Vương Đình Huệ và 5 Bộ trưởng đã tham gia giải trình trước Quốc hội.

     

Bộ trưởng Y tế: 'Bệnh viện nào nhà vệ sinh bẩn là giám đốc đó ở bẩn'

Bà Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết đã ban hành tiêu chí chất lượng bệnh viện theo tiêu chuẩn quốc tế, phân hạng bệnh viện sau chấm điểm.

Nhóm phóng viên

Bạn có thể quan tâm