Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dân châu Âu đảo lộn cuộc sống vì người nhập cư

Nhiều người Hy Lạp nói rằng không dám rời nhà vì lo sợ phần tử khủng bố trà trộn vào dòng người di cư trong khi dân Hungary chứng kiến cảnh xe quân sự được điều tới biên giới.


Đoàn xe quân sự của Hungary hiện diện ở biên giới giáp Croatia hôm 20/9. Ảnh:
Đoàn xe quân sự của Hungary hiện diện ở biên giới giáp Croatia hôm 20/9. Ảnh: AFP

Theo Daily Mail, kể từ khi làn sóng di cư ồ ạt tới châu Âu vài tháng qua, cư dân trên đảo Lesbos của Hy Lạp cảm thấy cuộc sống của họ bị đảo lộn. Người dân ví nơi đây là một "chiến trường" với sự xuất hiện của hàng chục nghìn người tị nạn, chủ yếu từ Syria.

Người dân bản địa cáo buộc người tị nạn đẩy cuộc sống trên đảo Lesbos vào bế tắc, chiếm dụng các cơ sở hạ tầng tại đây và khiến họ cảm thấy bị đe dọa. Nhiều người không dám rời nhà để tới cơ quan hoặc gửi con tới trường vì lo sợ phần tử khủng bố trà trộn trong đoàn người di cư.

"Hòn đảo này là quá nhỏ, chúng ta không thể tự giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo trên toàn thế giới. Liên minh châu Âu cần phải hành động", Ông Spyros Galinos, thị trưởng thành phố Lesbos của hòn đảo cùng tên, nói. 

Trong khi đó, tại khu vực biên giới giữa các nước châu Âu, lực lượng an ninh phải dùng vòi rồng và hơi cay để ngăn chặn dòng người cố tìm cách đổ xô hàng rào để vào lãnh thổ nước họ nhiều ngày qua.

Hôm 20/9, chính quyền Hungary điều xe tăng và xe bọc thép tới biên giới giáp Croatia khi căng thẳng giữa hai nước leo thang vì cuộc khủng hoảng nhập cư. Người dân địa phương đổ ra đường để cổ vũ cho đoàn xe quân sự tiến về biên giới.

"Được đối xử tử tế"

Cảnh sát chặn đoàn người tị nạn ở một cây cầu đá gần biên giới Croatia và Slo
Đoàn người tị nạn ở một cây cầu đá gần biên giới Croatia và Slovenia. Ảnh: Twitter

Trái lại, tại Croatia, những người di cư tới đây trên hành trình vào châu Âu bằng xe buýt, taxi và nhận được sự giúp đỡ từ dân Croatia thân thiện. Nhiều người di cư đi bộ từ thành phố Zagreb để tới biên giới giáp Slovenia.

Người bản địa nói rằng, việc giúp đỡ nhóm di cư khiến họ nhớ lại đồng bào của mình từng là người tị nạn từ cuộc chiến Balkan trong những năm 1990.

Maria Cvitash sống trong một căn hộ đối diện công viên ở thành phố Bregana - nơi nhiều người tị nạn tập trung. Cô dành cả buổi sáng để chở người tị nạn tới khu vực biên giới.

"Tôi từng thấy họ lội theo con suối từ Slovenia nhưng cảnh sát đẩy họ trở lại", huấn luyện viên thể dục Cvitash nói và khẳng định cô sẽ giúp đỡ người tị nạn và không quan tâm tới việc giới chức nghĩ gì.

Cvitash cho phụ nữ và trẻ em tắm trong nhà của cô và mời họ uống trà thảo dược, theo Washington Post.

Tuần trước, cựu thủ tướng Hungary - ông Ferenc Gyurcsany -  và vợ Karen chiêu đãi bữa tối và bữa sáng thịnh soạn, chào đón người tị nạn đến ngôi nhà của ông ở thủ đô Budapest.

Vài ngày trước đó, đích thân Gyurcsany nấu bữa sáng cho một gia đình và hai thanh niên Syria khi họ tới nhà ông để nghỉ ngơi. Cựu thủ tướng Hungary cũng thảo luận cách giúp đỡ những người tị nạn này đến Đức như mong muốn. 

Vị cựu thủ tướng cho biết giúp đỡ người tị nạn cũng là liều thuốc tinh thần đối với ông và là việc làm có ý nghĩa nhất của ông trong vài năm qua. 

Một gia đình trung lưu gồm 4 người, nằm trên tấm chăn được trải rộng. Người đàn ông là một luật sư, những đứa trẻ lễ phép và trông rất sạch sẽ đang ăn kem.

"Một số người phàn nàn, nhưng chúng tôi được đối xử tử tế", Bassam, 38 tuổi, nói.

Đứng dưới một gốc cây gần đó, cầm điếu thuốc và cốc cà phê, Hassan - một bác sĩ thú y 43 tuổi đến từ Baghdad, Iraq - nói: "Có nhiều người tử tế ở đây. Họ thực sự rất tử tế khi giúp đỡ chúng tôi. Cám ơn họ rất nhiều".  

Cựu thủ tướng Hungary mở cửa nhà đón người tị nạn

Trong khi chính quyền Hungary dùng vũ lực chặn người tị nạn ở biên giới thì một cựu thủ tướng nước này mở rộng cửa chào đón những người chạy nạn cùng khổ.

Đường tới châu Âu của người di cư vượt biển

Ngủ giữa đường cao tốc, gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào khi lênh đênh trên xuồng quá tải và kiệt sức khi tới bờ là thách thức mà người tị nạn phải đối mặt để đặt chân tới châu Âu.

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm