Đấm đá túi bụi, bóp cổ nhau trong lễ hội giằng bông
Thứ năm, 22/3/2018 16:40 (GMT+7)
16:40 22/3/2018
Cảnh sát phải dùng còng số 8 trấn áp thanh niên quá khích khi lao vào cướp cây bông may mắn tại hội làng Sơn Đồng, huyện Hoài Đức (Hà Nội), chiều 22/3.
Chiều 22/3 (mùng 6/2 âm lịch), hội làng Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) với tục giằng bông diễn ra thu hút cả nghìn người tham dự.
Sau khi thực hiện đầy đủ các nghi lễ cần thiết, bắt đầu là trao lộc nhà Thánh cho những người tham gia. Cụ từ trong làng bưng ra một đĩa xôi trắng tung xuống để người chơi phía dưới bắt lấy nhằm động viên, khích lệ và tăng cường sức khỏe.
Sau màn trao lộc, cây bông mới chính thức được mang ra. Cây bông được làm từ một đoạn tre dài hơn 1 m có 5 đốt, thuộc cung ngũ phúc rồi vót bông trắng tinh, cuốn xù từng gióng sau đó lấy giấy gắn lại và thêm tua cho đẹp.
Trên khoảng sân đình rộng chưa đầy 100 m2, hàng trăm thanh niên bao vây để giằng.
Họ quan niệm rằng những ai đoạt hoặc chạm vào cây bông sẽ sinh quý tử và là niềm tự hào của làng xóm, gia đình.
Màn cướp bông tại sân đình Sơn Đồng bắt đầu. Hàng trăm người chen lấn, giẫm đạp lên nhau trước sự chứng kiến của nhiều du khách. Trong ảnh là một thanh niên tung cú đấm vào đỉnh đầu đối phương.
Hàng loạt những pha ẩu đả đã tái diễn như các năm trước. Cán bộ xã, dân phòng và thành viên ban tổ chức lễ hội phải nhảy vào can thiệp nhưng vẫn không ngăn nổi những hành vi quá khích của một số người.
Trong lễ hội, nhiều người đã
chứng kiến cảnh bóp
cổ, tát vào mặt nhau.
Nhiều thanh niên bị xô ngã xuống đất.
Lực lượng an ninh bảo vệ lễ hội cùng ban tổ chức đã phải sử dụng còng tay đưa một người ra khỏi khu vực tranh cướp.
Theo luật chơi, có 2 lượt giằng bông. Khi nào cây bông được một người duy nhất giơ thẳng đứng lên trời thì lượt chơi mới kết thúc. Nếu vẫn còn người khác cầm vào, bông sẽ tiếp tục được tranh cướp.
Sau khoảng nửa giờ, hiệp 1 kết thúc.
Người giành được cây bông giơ cao lên không. Họ quan niệm năm nay sẽ gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong công việc. Riêng những người sẽ hoặc đang có gia đình thì trong năm đó sẽ sinh con trai. Còn những ai chỉ giành lấy được sợi của cây bông cũng sẽ gặp may mắn cho cuộc sống của mình.
Hiệp 2 bắt đầu, ngay sau đó cũng xảy ra va chạm y như hiệp 1.
Sau nhiều giây phút khó khăn, cây bông thứ 2 cũng đã có chủ.
Sau khi có được bông, gia đình người thắng cuộc làm lễ rồi mới mang về bàn thờ nhà mình.
Lễ hội Giằng Bông có từ thời tướng Lý Phúc Man. Trong một lần đi qua Sơn Đồng, vị tướng đã chọn vùng đất này làm nơi đóng quân và tiện cho việc rèn luyện binh lính.
Tướng Lý Phúc Man đã dùng ngọn tre cho các quân sĩ tranh tài chọn ra người khỏe mạnh và mưu trí nhất để dấn binh lính xông pha ra trận mạc.
Hội diễn ra vào ngày 6/2 âm lịch hàng năm, tại xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Đây là một lễ hội lớn được tổ chức ngay sau Tết nguyên đán, trước khi những ngày mùa diễn ra để cầu chúc những điều may mắn và tốt đẹp nhất cho năm mới.
Cây bông được sử dụng trong lễ hội phải là cây tre giữa khóm, không kiến, không muội, đủ ngọn, lá và đứng thẳng. Gia đình cho bông cũng phải là gia đình hòa thuận, song toàn, không có đại tang, có đầy đủ 3 thế hệ và có con là một trai, một gái.
Cây bông được chuẩn bị từ trước lễ hội khoảng một tháng. Theo tục lệ của làng, người đi chọn tre phải là người có tuổi câu đương, tức là 50 tuổi.
Để tranh giành quả phết may mắn, hàng trăm thanh niên không ngại xô xát, đánh chửi nhau trên cánh đồng làng tại lễ hội Hiền Quan, huyện Tam Nông (Phú Thọ), chiều 28/2.
Chiếc xe Ford Mustang do chú rể điều khiển trong lúc đi đón dâu đã bất ngờ mất lái, lao lên dải phân cách trên đường Lê Thanh Nghị, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh.