Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đài Loan có thể tăng tốc chương trình tên lửa để đối phó Trung Quốc

Nhà lãnh đạo Đài Loan tuyên bố sẽ củng cố khả năng tự vệ của hòn đảo tập trung vào hình thức chiến tranh bất tương xứng để đối phó với áp lực ngày càng lớn từ Trung Quốc đại lục.

Theo South China Morning Post, trước các mối lo ngại quân sự từ Trung Quốc đại lục, Đài Loan có thể sẽ tăng tốc phát triển tên lửa đủ khả năng đặt các mục tiêu sâu trong lục địa của vào tầm ngắm.

Trong phát biểu nhậm chức ngày 20/5, nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn tuyên bố sẽ củng cố năng lực tự vệ của hòn đảo bằng cách tập trung phát triển hình thức chiến tranh bất tương xứng. Phát biểu cho thấy bà Thái dự báo quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan sẽ có nhiều căng thẳng trong nhiệm kỳ 4 năm.

Dai Loan tang toc chuong trinh ten lua anh 1

Tên lửa siêu thanh hạm đối hạm Hùng Phong 3 của Đài Loan. Ảnh: AFP.

Chiến thuật đối phó sức mạnh áp đảo

Với chiến tranh bất tương xứng, một bên sẽ sử dụng các vũ khí phi truyền thống để đối đầu với đối thủ mạnh hơn mình. Theo giới phân tích, việc Đài Loan tăng tốc chương trình tên lửa cho phép hòn đảo cầm cự trước đợt tấn công đầu tiên từ đại lục trong trường hợp chiến tranh nổ ra, trước khi đồng minh đến hỗ trợ.

"Vũ khí nằm trong danh mục này bao gồm tên lửa, ngư lôi, thiết bị không người lái trên không và hải quân cùng vũ khí mạng. Tuy nhiên, tên lửa là hiệu quả nhất để tấn công và đe dọa đối thủ", Yết Trọng, nhà nghiên cứu cấp cao về an ninh tại Quỹ Sách lược Quốc gia tại Đài Bắc, nhận định.

Ông không bất ngờ trước quyết định tăng tốc chương trình phát triển tên lửa. Theo ông Yết, điều này tạo cho Đài Loan năng lực tấn công cần thiết trong trường hợp xung đột hai bờ eo biển bùng nổ, đặc biệt khi quân đội của đại lục mạnh hơn và Đài Loan có ngân sách quốc phòng hạn chế để lao vào chạy đua vũ trang.

Động thái diễn ra giữa lúc sức ép từ Bắc Kinh lên Đài Loan ngày một lớn. Trong báo cáo trước quốc hội Trung Quốc ngày 22/5, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã kêu gọi kiên quyết bác bỏ hoạt động ly khai tìm kiếm độc lập cho Đài Loan. Ông Lý có kêu gọi thắt chặt quan hệ hai bờ eo biển hướng đến mục tiêu thống nhất, nhưng không dùng cụm từ "hòa bình" như trước đây.

Trong các phát biểu thời gian qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã từng đề cập khả năng sử dụng vũ lực để thống nhất Đài Loan với đại lục. Dù chính quyền Đài Bắc xem hòn đảo là độc lập, Trung Quốc với chính sách "nhất quốc lưỡng chế" luôn xem Đài Loan là một tỉnh chờ được thống nhất.

Bắc Kinh cũng cảnh báo những nước khác không cung cấp vũ khí cho Đài Loan thông qua sức ép ngoại giao.

Dai Loan tang toc chuong trinh ten lua anh 2

Đài Loan có thể tăng tốc phát triển tên lửa để đối phó sức mạnh quân sự của đại lục. Ảnh: Tân Hoa xã.

Kho tên lửa tương lai của Đài Loan

Trong chuyến thăm vào tháng 1 tại Viện Khoa học và Công nghệ Trung Sơn, bà Thái đã yêu cầu cơ quan phòng vệ Đài Loan cùng viện tăng tốc kế hoạch sản xuất hàng loạt cho phiên bản cải tiến cho tên lửa Thiên Cung 3 và tên lửa siêu thanh Hùng Phong 3. Viện này đã tham gia các chương trình tên lửa của chính quyển Đài Bắc kể từ thập niên 1970.

Vào tháng 4, viện đã cho thử nghiệm một số vũ khí, trong đó có Thiên Cung 3 cùng một dòng tên lửa mặt đất có khả năng đánh mục tiêu trong lục địa.

Truyền thông Đài Loan cho biết tên lửa đất đối không Thiên Cung 3 và tên lửa hành trình mặt đất tầm trung Vân Phong đã được thử nghiệm trong giai đoạn từ ngày 5-23/4 tại căn cứ quân sự Cửu Bằng ở Bình Đông.

Phiên bản mới nhất của Thiên Cung 3 được thử nghiệm trong ngày 9 hoặc 10/4. Dự kiến tên lửa bắt đầu được sản xuất hàng loạt trong năm 2021, theo Liberty Times.

Một cựu kỹ sư quốc phòng Đài Loan cho biết tầm bắn của Thiên Cung 3 được cải tiến từ 45 km lên khoảng 70 km. Về lý thuyết việc cải tiến cho phép đánh chặn tên lửa dẫn đường của quân đội Trung Quốc.

Tuy nhiên, vị này cảnh báo không nên phỏng đoán Thiên Cung 3 đủ sức đánh chặn tên lửa đạn đạo Đông Phong hoặc tên lửa liên lục địa của Trung Quốc.

Trong khi đó, United Daily News cũng tiết lộ Đài Loan cho bắn tử tên lửa Vân Phong vào ngày 14-15/4 tại căn cứ Cửu Bằng. Tên lửa hành trình mặt đất siêu thanh được cho là có tầm bắn 1.500 km, có khả năng đặt một số mục tiêu đắt giá sâu trong lục địa vào tầm ngắm. Dự án đã trải qua 4 đời lãnh đạo Đài Loan nhưng được giữ bí mật cao độ vì lo ngại phản ứng quyết liệt từ Bắc Kinh.

Tô Tử Vân, nhà phân tích cấp cao tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh của Đài Loan, nhận định Vân Phong có thể được triển khai nhằm làm suy yếu năng lực tác chiến của đại lục.

Ông Tô nói tên lửa có khả năng đánh vào những mục tiêu chiến lược bao gồm sân bay, bến cảng và căn cứ chỉ huy quân sự ở miền Trung Trung Quốc.

Theo ông, mối đe dọa lớn nhất đối với Đài Loan là không quân Trung Quốc nên nếu muốn tăng cơ hội phòng vệ thì hòn đảo cần vô hiệu hóa được sân bay ở đại lục.

Đài Loan phô diễn sức mạnh quân sự sau bầu cử Cuộc tập trận với kịch bản đối phó với các nhóm tấn công nhỏ dưới sự hộ tống của tiêm kích F-16V, thể hiện sức mạnh quân sự và sự ủng hộ đối với lãnh đạo tái đắc cử Thái Anh Văn.

Trung Quốc bỏ từ 'hòa bình' khi nói về thống nhất Đài Loan

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã không sử dụng từ "hòa bình" khi đề cập đến mong muốn "thống nhất" Đài Loan của Bắc Kinh, giữa lúc quan hệ hai bờ eo biển tiếp tục đi xuống.

Đài Loan trở thành tâm điểm mới của căng thẳng Mỹ - Trung

Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc chuyển từ trách nhiệm với đại dịch Covid-19 sang các mặt trận mới như Đài Loan và Hong Kong.

Thành công chống dịch của Đài Loan chọc giận Trung Quốc

Trong khi Trung Quốc bị chỉ trích thiếu minh bạch, Đài Loan được ca ngợi vì phản ứng nhanh chóng, hiệu quả và mở ra cuộc tranh luận kêu gọi cho phép Đài Bắc tham gia WHO.

Pháp bán vũ khí cho Đài Loan, bất chấp cảnh báo từ Trung Quốc

Pháp hôm 13/5 đã phớt lờ các cảnh báo của Trung Quốc về việc bán vũ khí cho Đài Loan và nói rằng Bắc Kinh nên tập trung vào việc chống dịch.

Thanh Danh

Bạn có thể quan tâm