Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Đại học Mỹ sắp mở lại, nhưng giảng viên không muốn lên lớp

Nhiều trường đại học Mỹ đang lên kế hoạch mở cửa trở lại, nhưng phần đông giảng viên lại không mấy hào hứng, thậm chí còn lo lắng khi quay lại giảng dạy.


Môi trường đại học sẽ rất khác khi các sinh viên tại Mỹ quay lại giảng đường vào mùa thu tới đây. Các máy đo thân nhiệt sẽ được bố trí ở khắp nơi, các hành lang sẽ không còn đông đúc như trước nữa và thậm chí các môn thể thao cũng sẽ tạm dừng hoạt động.

Tuy vậy, có một điều không ai báo trước nhưng nhiều khả năng sẽ xảy ra: sự thiếu vắng của các giáo sư trên giảng đường.

Trong bối cảnh hơn 75% các trường đại học tại Mỹ quyết định mở cửa trở lại vào mùa thu tới, hàng nghìn giảng viên đã đặt vấn đề với những người đứng đầu các trường đại học rằng họ chưa sẵn sàng để giảng dạy bình thường trở lại thay vì tiếp tục các lớp học trực tuyến, chủ yếu là bởi sự lây lan của đại dịch Covid-19 ở nước này.

“Tôi sẽ không đặt chân vào khuôn viên trường đại học cho đến khi có một loại vaccine được đưa vào sử dụng,” giáo sư Dana Ward, nay đã 70 tuổi, nghiên cứu chính trị tại Đại học Pitzer, cho biết. “Mở cửa trường học trở lại vào thời điểm này chả khác nào chơi trò cò quay kiểu Nga (Russian roulette) cả”.

Mối lo nhiễm virus

Đại dịch đổ bộ vào các trường đại học ở Mỹ hồi hè này bắt nguồn từ những buổi tiệc tùng của sinh viên và các hoạt động thể thao.

Chỉ còn hơn 1 tháng cho tới thời điểm các trường đại học mở lại, thật khó để dự đoán xem có bao nhiêu giáo sư sẵn sàng đi dạy trở lại.

Một khảo sát tại Đại học Cornell chỉ ra rằng “1/3 giảng viên tại đây không muốn giảng dạy trực tiếp tại giảng đường vào thời điểm này”, 1/3 “cân nhắc sẽ đi dạy lại nếu điều kiện đảm bảo an toàn cho sức khỏe mọi người”, tức là 1/3 “sẵn sàng đi dạy trở lại trong lo sợ”, theo lời Hiệu trưởng Đại học Cornell Michael Kotlikoff.

Các giảng viên tại nhiều đại học lớn như Pennsylvania, Illinois, Notre Dame và Đại học New York đã đồng loạt ký vào đơn chất vấn các nhà chức trách rằng tại sao họ lại bị đẩy trở lại giảng đường mà không được hỏi ý kiến trước.

Theo lời một giảng viên tại Đại học Illinois cơ sở Urbana-Champaign, khuôn viên trường này vốn luôn sôi nổi với nhiều hoạt động tiếp xúc trực tiếp giữa các sinh viên lẫn các giảng viên. Do đó, yêu cầu hơn 50.000 sinh viên đồng loạt tuân thủ quy định giãn cách xã hội là “phi thực tế”.

giang vien My khong muon di day lai anh 1

Khuôn viên Đại học Illinois Urbana-Champaign vốn nổi tiếng với các hoạt động hết sức sôi nổi. Ảnh: Chicago Tribune.

Những người đứng đầu các trường đại học cho biết họ đang cố thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa được khuyến cáo, điều quan trọng là sinh viên, gia đình sinh viên và các giảng viên muốn gì.

Phát ngôn viên Đại học Pennsylvania là bà Rachel Pell cho biết số người ký vào đơn thỉnh nguyện chỉ đại diện cho khoảng 12% trong tổng số 9.000 giảng viên trường này.

“Chúng tôi hi vọng rằng những giảng viên có thể đi dạy sẽ trở lại giảng đường, bởi đây là một phần trong kế hoạch linh động giữa bối cảnh dịch diễn biến phức tạp”, bà Pell nói, nhấn mạnh rằng những người có nguy cơ phơi nhiễm virus hoặc chung sống với những người có nguy cơ dương tính cao có thể yêu cầu được sắp xếp phù hợp.

Nguyên nhân chủ yếu khiến những giảng viên tại Mỹ lo ngại việc đi dạy trở lại nằm ở yếu tố tuổi tác: có tới 37% giáo sư đại học nước này trên 55 tuổi. Người lớn tuổi là nhóm đối tượng dễ chịu ảnh hưởng bởi virus corona gây nên dịch Covid-19 hơn các nhóm khác.

Nhưng ngay cả những giảng viên trẻ tuổi hơn cũng có những mối bận tâm hợp lý khác. Đó là những người có tình trạng sức khỏe tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm virus; những người không có người chăm sóc con cái nếu họ đi dạy (trường phổ thông vẫn chưa mở cửa lại); những người không muốn trở thành trung gian lây nhiễm cho những người thân đã lớn tuổi của mình.

Dạy từ xa hay không?

Nhiều giảng viên kêu gọi các nhà chức trách hãy cân nhắc nguyện vọng dạy từ xa của nhiều giáo sư. Họ cho rằng việc không cho các giảng viên đại học có quyền lựa chọn là vi phạm quyền riêng tư cá nhân và quyền riêng tư gia đình. Tuy nhiên, nhiều trường đại học giao cho bộ phận nhân sự của họ để đưa ra quyết định phù hợp cho từng trường hợp.

Tình hình càng phức tạp hơn sau chỉ thị mới của Cơ quan Di trú và Hải quan (ICE) thuộc Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) rằng sinh viên nước ngoài học 100% online vào kỳ học mùa thu năm 2020 đối diện với nguy cơ bị trục xuất. Điều này có thể thúc đẩy một số trường dự định dạy online phải chuyển đổi một phần chương trình qua dạy trực tiếp.

Đại học Harvard và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) hôm 8/7 đồng thời cho biết đã khởi kiện ICE, đề nghị áp dụng lệnh phong tỏa tạm thời đối với chỉ thị di trú mới ban hành.

Anna Curtis, giáo sư tội phạm học tại Đại học New York, yêu cầu được dạy trực tuyến để cô có thể chăm sóc con trai 4 tuổi của mình. Cô cho biết bản thân rất lo ngại sau khi con trai cô trở về từ trung tâm chăm sóc trẻ và có những dấu hiệu của Covid-19 như nghẹt mũi và sốt, nên cô không yên tâm khi giao con mình cho người khác chăm sóc trong mùa dịch. Tuy nhiên, yêu cầu của cô đã bị từ chối.

Bộ phận nhân sự tại đại học nơi cô làm việc cho rằng việc chăm sóc trẻ không phải là lý do thỏa đáng để được phép dạy từ xa, chiếu theo Đạo luật người Mỹ khuyết tật năm 1990, do đó cô nên đi dạy lại.

Giáo sư Curtis nói rằng việc thay đổi liên tục giữa lớp học trực tuyến và lớp học trên giảng đường bình thường sẽ cản trở quá trình dạy và học của cả cô lẫn trò. “Đây có khác gì lệnh cấm tôi không được làm mẹ đâu? Thông thường phái nữ là người chăm sóc con cái khi chúng còn bé mà,” cô Curtis nói thêm.

Giáo sư dịch tễ học tại Đại học Montclair, New Jersey là bà Stephanie Silvera cho biết bà đã rút khỏi Ủy ban kế hoạch của trường trong sự thất vọng sau khi biết mình không thể khiến các thành viên khác của ủy ban tập trung vào việc quyết định xem những lớp học nào buộc phải trở lại giảng đường và lớp học nào có thể dạy trực tuyến. Giáo sư Silvera cũng nói thêm rằng nhiều sinh viên tại trường có làm việc trong ngành y tế, do đó làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus cho các giảng viên.

Joseph Brennan, người phát ngôn của Đại học Montclair, cho biết ban quản trị của trường đặt nặng vấn đề sư phạm khi quyết định ưu tiên việc mở cửa trường học trở lại. “Sinh viên của chúng tôi thường cảm thấy học tốt hơn khi lên giảng đường và gặp gỡ trực tiếp mọi người,” ông Brennan nói. “Chúng tôi không muốn trở thành đại học trực tuyến 100%”.

giang vien My khong muon di day lai anh 2

Giáo sư Joseph Brennan cho biết quyết định ưu tiên việc mở cửa trường học trở lại xuất phát từ khía cạnh giáo dục. Ảnh: josephabrennan.com

Các giảng viên tại Đại học Công nghệ Georgia cho biết nếu một giáo sư muốn được phép dạy trực tuyến thì người đó hoặc trên 65 tuổi hoặc mắc một trong bảy bệnh nghiêm trọng như tiểu đường hoặc lao.

Nhiều trường đại học khác cởi mở hơn trong việc cho phép giảng viên lựa chọn dạy trực tuyến hay quay lại giảng đường. “Do hoàn cảnh cực kỳ đặc biệt hiện nay, trường chúng ta cho tạm dừng yêu cầu bắt buộc các lớp học phải diễn ra trên giảng đường,” Đại học Chicago gửi thông báo đến các giáo sư của họ vào hôm 26/6.

Ngày 1/7, Đại học Yale cho biết họ sẽ chia sinh viên thành nhiều nhóm và xoay tua giữa 2 mô hình lớp học trực tuyến và lớp học truyền thống. Theo người phát ngôn của Cornell, “hầu hết” khóa học sẽ được dạy trực tuyến.

Tại Đại học Pitzer, việc mở cửa trường học trở lại hay không đang là vấn đề được tranh luận gay gắt giữa các giảng viên. “10 người thì 9 người lo lắng,” giáo sư Dana Ward nói, đặc biệt trong bối cảnh số ca nhiễm mới tăng mạnh ở California.

Chuyến du lịch Mexico làm bùng phát dịch Covid-19 ở Đại học Texas

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại Mỹ, một nhóm sinh viên từ Texas chọn du lịch tới Mexico và nhiều người trong số này có kết quả dương tính với virus corona.

Thiếu nữ bị ép bán dâm vào đại học để đổi đời, nhưng Covid-19 ập tới

Dịch bùng phát khiến nhà trọ đóng cửa, không còn chỗ cư trú, Destiny mất niềm tin vào cuộc sống mới mà cô đang nỗ lực làm lại sau khi thoát khỏi quá khứ bị ép bán dâm.

Covid-19 lan rộng ở các thành phố Mỹ sớm hơn nhiều so với đã biết

Nghiên cứu của Đại học Northeastern ước tính dịch Covid-19 đã lan rộng ở nhiều thành phố tại Mỹ từ đầu tháng 2, tức là trước khi ca nhiễm đầu tiên được xác nhận ở bang Washington.

Đại Hoàng

Theo New York Times

Bạn có thể quan tâm