'Đại gia' và 'ngôi sao' tại Triển lãm Hàng không Paris 2017
Thứ ba, 20/6/2017 19:41 (GMT+7)
19:41 20/6/2017
Triển lãm Hàng không Paris 2017 vừa khai mạc với tâm điểm chú ý được dồn vào cuộc đua Boeing - Airbus, chiến đấu cơ F-35 và hãng hàng không bị "tai bay vạ gió" Qatar Airways.
Triển lãm Hàng không Paris 2017 vừa khai mạc tại sân bay Le Bourget vào ngày 19/6. Cuộc đối đầu "kinh điển" của triển lãm này mỗi năm đều là trận chiến giữa Airbus và Boeing nhằm tranh giành thị trường. Hai hãng máy bay, một của châu Âu và một của Mỹ, tìm mọi cách giành sự chú ý về phía mình bằng việc công bố các thương vụ lớn. Tại Paris Air Show 2015, Airbus chào bán được 421 chiếc máy bay trong khi Boeing bán được 331 máy bay. Ảnh: Reuters.
Tại Triển lãm Hàng không Paris 2017, cả Airbus và Boeing đều không tung ra mẫu máy bay nào mới. Dù vậy, mỗi công ty đều được trông chờ sẽ công bố khoảng 200 bản hợp đồng mới. Về phía Boeing, tâm điểm năm nay được dồn vào chiếc 787-10, phiên bản mới nhất của dòng Boeing-787, và 737 Max 9. Ảnh: Reuters.
Đối thủ của Boeing-787 là Airbus A350-1000, phiên bản mới nhất của dòng máy bay Airbus thân rộng. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đi máy báy tới triển lãm hàng không năm nay. Macron bước ra từ buồng lái của máy bay vận tải quân sự Airbus A400-M, một động thái nhằm củng cố thêm niềm tin cho tham vọng vận tải quân sự của châu Âu vốn gặp khó khăn trong thời gian qua. Ảnh: Reuters.
Macron có mặt tại khoang lái một chiếc Rafale do hãng Dassault
(Pháp) chế tạo. Ảnh: AFP.
Dù vậy, trong số 130 mẫu máy bay được trưng bày trong Triển lãm Hàng không Paris năm nay, "ngôi sao" gần như chắc chắn sẽ là máy bay chiến đấu F-35 của Lockheed Martin. Giá của mỗi chiếc F-35 là khoảng 100 triệu USD. Ảnh: Reuters.
F-35 được thiết kế với khả năng theo dõi các mục tiêu dưới mặt đất lẫn không chiến. Lockheed Martin sẽ cho F-35 bay trình diễn mỗi ngày trong suốt cuộc triển lãm với hy vọng gây ấn tượng trước các khách hàng nước ngoài. Ảnh: Reuters.
Qatar Airways, một trong những hãng hàng không lớn nhất thế giới, được chú ý tại triển lãm năm nay vì cuộc khủng hoảng ngoại giao Vùng Vịnh. Qatar Airways chịu ảnh hưởng nặng nề khi các nước láng giềng "tẩy chay" và phong tỏa không phận đối với Qatar. Ảnh: Getty.
Ngày 20/6, CEO của Qatar Airways, ông Akbar Al-Baker, nói với AP tại Paris rằng lệnh phong tỏa các nước sẽ để lại "tổn thất lâu dài" cho Qatar Airways. Ông nói lệnh phong tỏa này là bất hợp pháp và các khách hàng sẽ trở lại với Qatar Airways. Ảnh: Getty.
Triển lãm Hàng không Paris sẽ kéo dài đến hết ngày 25/6. Trong ảnh, một chiếc máy bay Embraer E190-E2 đậu tại sân bay Le Bourget. Ảnh: Reuters.
Ngoài các mẫu máy bay mới trình làng, Triển lãm Hàng không Paris 2017 còn là nơi giới thiệu các công nghệ hàng không mới. Trong ảnh, một chiếc xe bay của hãng AeroMobil với khả năng bay ở độ cao 3048 m và quãng đường 700 km. Ảnh: Reuters.
Trực thăng Airbus H225 Caracal trình diễn trong ngày khai mạc Triển lãm Hàng không Paris 2017 tại sân bay Le Bourget gần thủ đô Paris. Ảnh: Reuters.
Máy bay chiến đấu Rafale của Dassault
bay diễn tập trước ngày khai mạc triển lãm. Ảnh: Reuters.
Máy bay quân sự Airbus A400M Atlas trong một màn bay trình diễn trước ngày khai mạc triển lãm. Ảnh: Reuters.
Emmanuel Jean-Michel Frédéric Macron tổng thống nước Pháp từ năm 2017 với 66,1% phiếu bầu ở vòng hai. Ở tuổi 39, ông trở thành tổng thống Pháp trẻ nhất trong lịch sử. Trước đây ông từng là Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Kỹ thuật số từ năm 2014 đến năm 2016.
Chiếc máy bay dân dụng tự sản xuất đầu tiên của Trung Quốc đã cất cánh giữa sự hò reo của hàng nghìn người và được xem là bước tiến trong việc hiện thực hóa "Giấc mộng Trung Quốc".
Máy bay chở khách của hãng hàng không Air China thiếu chút nữa thì đâm vào ngọn núi trên đảo Lantau vì chệch khỏi đường bay khi vừa cất cánh tại sân bay quốc tế Hong Kong.