Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BRANDVOICE

Đại dịch mở đường để Central Retail giải bài toán chuyển đổi số

Chuyển đổi số và mô hình bán hàng đa kênh là đòn bẩy giúp Central Retail duy trì tăng trưởng trong giai đoạn đại dịch Covid-19 nhiều biến động.

Chuyển đổi số và mô hình bán hàng đa kênh là đòn bẩy giúp Central Retail duy trì tăng trưởng trong giai đoạn đại dịch Covid-19 nhiều biến động.

Trong bối cảnh cao điểm đại dịch Covid-19, sự thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng và đứt gãy chuỗi cung ứng buộc Central Retail chuyển mình để tồn tại.

Việc cắt giảm chi tiêu của số đông người lao động trong giai đoạn Covid-19 bùng phát là một trong những nguyên nhân tác động trực tiếp đến ngành bán lẻ.

Dẫn chứng từ kết quả khảo sát của Vietnam Report tháng 10/2021, 4 thử thách lớn mà doanh nghiệp thuộc nhóm ngành bán lẻ đối mặt trong giai đoạn cao điểm đại dịch là sự thận trọng chi tiêu của người tiêu dùng (89,47%); đứt gãy chuỗi cung ứng và khó khăn khâu vận chuyển (78,95%); đảm bảo an toàn cho nhân viên và khách hàng (73,68%); đáp ứng nhu cầu mua hàng trực tuyến tăng đột biến (57,89%).

Là một trong những nhà bán lẻ đa lĩnh vực có vốn đầu tư nước ngoài lớn tại Việt Nam, Tập đoàn Central Retail cũng đối mặt với bài toán “tồn tại” trong đại dịch. Giai đoạn căng thẳng nhất, hàng loạt chuỗi siêu thị của tập đoàn như GO!, Big C, Tops Market phải đóng cửa tạm thời do phát hiện ca nhiễm. Điều này kéo theo tình trạng thiếu hụt nhân sự vận hành hơn 300 cửa hàng và 39 trung tâm thương mại trải dài khắp 40 tỉnh thành.

Từ nhận định đội ngũ tài xế chính là “mạch máu” giúp lưu thông hàng hóa, Central Retail nhanh chóng đưa ra nhiều giải pháp linh động, thay đổi mô hình vận hành theo diễn biến thị trường để thích nghi và duy trì tăng trưởng. Trong đó, tập đoàn phối hợp chính quyền địa phương, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM để hỗ trợ giao hàng kịp thời, đồng thời điều động nhân viên thu ngân, nhân viên trực quầy giao hàng,… lấp vào khoảng trống nhu cầu tài xế.

Nắm bắt được tâm lý và thói quen tiêu dùng mới của người dân trong giai đoạn đại dịch - giảm thiểu mua sắm trực tiếp, tăng cường chi tiêu trực tuyến để hạn chế tiếp xúc đông người - Tập đoàn Central Retail nhanh chóng dồn lực vào chiến lược bán hàng trực tuyến và đa kênh (omni channel).

Ngoài kinh doanh trực tiếp tại cửa hàng, tập đoàn tận dụng hệ sinh thái ứng dụng điện tử để triển khai hình thức bán hàng trên các nền tảng trực tuyến như Facebook, Zalo (Đại Siêu Thị GO! & Big C); tiếp thị sản phẩm qua điện thoại hay ứng dụng GO! & Big C; mở rộng bán qua kênh đối tác giao hàng như Tiki, ShopeeFood, Baemin…

“Khi nhận thấy chuyển đổi số là xu thế tất yếu, tập đoàn đã tiên phong đổi mới, nỗ lực tìm giải pháp công nghệ để bắt kịp thời đại, đón đầu cơ hội. Trong đại dịch, Big C & GO! có cơ hội để hoàn thiện giải pháp số hóa. Chúng tôi tập trung nguồn lực để phát triển và đa dạng hóa kênh bán hàng, tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng”, bà Nguyễn Thị Bích Vân - Giám đốc Truyền thông, Tập đoàn Central Retail Việt Nam - cho biết.

Không chỉ tăng cường bán hàng trên các kênh trực tuyến, Central Retail chú trọng đầu tư logistics để tối ưu hóa vận hành, tăng sức cạnh tranh. Một trong những nền tảng chuyển đổi số logistics trọng tâm được tập đoàn triển khai là OnWheel - nền tảng được nghiên cứu, phát triển bởi đội ngũ kỹ sư của Ahamove, vận hành trên hạ tầng đám mây (Cloud-based Software as a service).

Thực tế, phần lớn doanh nghiệp có đội giao hàng riêng thường gặp vấn đề về vận hành như quản lý kém (khó theo dõi vị trí của shipper, quản lý đơn); tốn kém chi phí nếu tự xây dựng phần mềm quản lý giao hàng riêng; tình trạng quá tải giờ cao điểm. Đi từ nhu cầu thực tế, OnWheel được phát triển cho khách hàng là doanh nghiệp sở hữu đội tài xế giao hàng riêng nhằm hỗ trợ quản lý giao hàng chặng cuối.

Với kinh nghiệm và nền tảng từ Ahamove, OnWheel có thể đáp ứng tốt nhu cầu quản lý đội giao hàng riêng từ cơ bản đến nâng cao, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp giải bài toán giao hàng, quản lý đội ngũ tài xế riêng. Các sản phẩm đến tay khách hàng đều được tự động hóa theo quy trình bài bản, chuyên nghiệp, giúp công ty giải bài toán vận hành, tiết kiệm chi phí, đồng thời tăng năng suất tài xế, tối ưu quãng đường.

Nhờ tự động tích hợp các dịch vụ trên Ahamove, phần mềm mang đến nhiều sự lựa chọn nhà vận chuyển, đặc biệt là nhu cầu giao hàng tức thời trong nội thành (on-demand), tính linh hoạt cao. Nhiều tính năng tiên tiến giúp nâng cao trải nghiệm người dùng như công nghệ tối ưu đường đi, tính phí giao hàng, công nghệ bản đồ…

Sau thời điểm áp dụng các biện pháp số hóa, doanh thu từ kênh trực tuyến của Tập đoàn Central Retail tăng cao trong giai đoạn giãn cách (xấp xỉ 30% so với thời gian trước đó), tỷ lệ khách hàng quay lại đặt hàng là 1 lần/tuần. Tập đoàn cũng nhận được phản hồi tích cực từ phía khách hàng nhờ đáp ứng hàng hóa và giao hàng nhanh, linh hoạt cũng như đảm bảo chất lượng. Tính chung từ tháng 4/2020 đến nay, tăng trưởng doanh thu hệ thống cán mốc 10%.

Về logistics, tính đến cuối tháng 2 năm nay, số lượng tài xế Ahamove cung cấp cho Tập đoàn Central Retail chiếm 82% tổng số tài xế (gồm tài xế riêng Central Retail và tài xế Ahamove hỗ trợ giao hàng).

Sau khi ứng dụng OnWheel đi vào vận hành ổn định, tính đến đầu tháng 5, số lượng tài xế mượn từ Ahamove chỉ chiếm 33% tổng số tài xế.

Điều này cho thấy OnWheel đã tối ưu năng suất tài xế riêng của Central Retail, nhờ đó tập đoàn không phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ từ đội tài xế bên ngoài do tối đa được khâu vận hành và giao hàng.

“Dù mới đi vào vận hành, Onwheel hoạt động ổn định và đạt hiệu quả tốt. Đây là ứng dụng thân thiện, dễ sử dụng với nhân viên, được thiết kế linh động đúng nhu cầu của Central Retail nói riêng và doanh nghiệp bán lẻ nói chung”, bà Vân nhận định.

Nói về định hướng của doanh nghiệp hậu Covid-19, bà Vân cho biết bán hàng đa kênh, trực tuyến cũng như sử dụng nền tảng công nghệ là hướng đi tiềm năng của Central Retail. Trong năm nay, tập đoàn chú trọng đẩy mạnh mảng giao hàng theo nhu cầu (on - demand delivery), kỳ vọng đóng góp 20% vào tổng doanh thu của hệ thống.

Để chạy đua với doanh nghiệp bán lẻ nội, kế hoạch 5 năm tới của Central Retail Corporation Public Company Limited (CRC) - công ty mẹ của Central Retail Việt Nam - đầu tư khoảng 35 tỷ bath (1,1 tỷ USD) với mục tiêu mở rộng kinh doanh tại 55 tỉnh, thành Việt Nam. Hoạt động này nhằm cung cấp những dịch vụ toàn diện và tạo công ăn việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho lao động địa phương. Với nhiều nỗ lực, Central Retail được vinh danh vị trí đầu tiên trong top 10 công ty uy tín ngành bán lẻ năm 2021, theo xếp hạng của Vietnam Report.

“Chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng đối với sự chuyển mình của Central Retail. Bên cạnh đa dạng hóa kênh bán hàng, nhờ việc vận dụng nền tảng số phù hợp trong việc quản lý giao hàng, tập đoàn bước đầu thành công tái cấu trúc và nâng cấp chiến lược kinh doanh”, bà Vân nói thêm.

Theo dữ liệu từ iPrice, hai trang thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam có lượt truy cập hàng tháng trong quý III/2021 lên đến 77,8 triệu và 21,4 triệu. Theo số liệu này, các doanh nghiệp lớn ngành bán lẻ, đặc biệt những tập đoàn lớn đã đầu tư và xây dựng nền tảng trực tuyến hiệu quả, tiếp cận linh hoạt với thương mại điện tử như Central Retail có cơ hội được hưởng lợi từ xu hướng đa kênh.

Giang Chi Anh

Đồ họa: Phương Thảo

Bình luận

Bạn có thể quan tâm