Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đặc nhiệm Gurkha tinh nhuệ từng bảo vệ hội nghị Trump-Kim ở Singapore

Cuộc gặp thượng đỉnh lần đầu ở Singapore vào tháng 6/2018 giữa ông Trump và ông Kim đã được bảo đảm an ninh bởi những chiến sĩ đặc nhiệm Gurkha nổi tiếng tinh nhuệ và thiện chiến.

Mặc dù cả Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đều mang theo đội cận vệ hùng hậu đến cuộc gặp thượng đỉnh tại Singapore vào năm 2018, nước chủ nhà vẫn áp dụng biện pháp an ninh tối đa, theo đúng tiêu chuẩn dành cho các sự kiện chính trị quan trọng.

Một trong số này là việc huy động các chiến sĩ đặc nhiệm thuộc lực lượng Gurkha của quân đội Singapore.

Truyền thống dũng mãnh

Đây là những chiến binh người Gurkha có nguồn gốc từ Nepal, hiện vẫn phục vụ trong quân đội các nước ngoài gồm Anh, Ấn Độ, Singapore và Brunei. Đây là một truyền thống có từ thế kỷ 19 khi công ty hàng hải Đông Ấn sử dụng những chiến binh này làm lính đánh thuê để xây dựng quân đội riêng của mình.

Những người lính Gurkha đặc biệt tinh nhuệ, thiện chiến, dũng cảm và vô cùng trung thành. Họ được thành lập trung đoàn riêng thuộc quân đội Anh-Ấn và tham chiến trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới.

Bao ve cho Kim va Trump anh 1
Binh sĩ Gurkha chiến đấu tại chiến trường Italy trong chiến tranh thế giới thứ hai. Ảnh: Imperial War Museum.

Khi Ấn Độ giành độc lập từ Anh vào năm 1949, các binh sĩ Gurkha bị chia ra, nhập vào hàng ngũ quân đội Anh hoặc Ấn Độ. Những người thuộc biên chế quân đội Anh được chuyển vị trí đến các thuộc địa còn lại của Anh. Tại Malaysia và Singapore, binh sĩ Gurkha thay thế vị trí của binh sĩ người Sikh, những người trở lại Ấn Độ sau khi nước này độc lập.

Lực lượng Gurkha Singapore được thành lập vào năm 1949 với 142 người, và con số này lên tới 2.000 vào năm 2003. Hàng năm, có 320 người được tuyển chọn trong tổng số 20.000 đơn đăng ký tại trại lính Gurkha Anh ở thành phố Pokhara, Nepal. 80 trong số này sẽ được đưa đến Singapore và những còn lại sẽ thuộc biên chế quân đội Anh. Đây được coi là một trong những quy trình tuyển chọn khắt khe nhất thế giới.

Tại một đất nước như Nepal, một vị trí trong lực lượng Gurkhas ở nước ngoài là con đường thoát nghèo mơ ước đối với nhiều thanh niên từ 18 đến 21 tuổi. Những người ghi danh sẽ phải mang 25 kg cát và di chuyển quãng đường 4,2 km lên dốc. Họ cũng cần nhảy qua ghế 75 lần trong 1 phút và gập bụng 70 lần trong 2 phút.

“Át chủ bài” của cảnh sát Singapore

“Đây là lực lượng tinh nhuệ nhất của Singapore. Họ được rèn luyện để đáp ứng những yêu cầu khắt khe và nhiều áp lực...”, ông Tim Huxley, giám đốc trung tâm tại Singapore của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), trả lời Reuters.

Giữa một Singapore đa văn hóa và đa sắc tộc, lực lượng đặc nhiệm Gurkha với hình ảnh trung lập là một “tài sản” an ninh quý giá đối với chính phủ nước này, ông Huxley nhận định. Lực lượng Gurkha thường xuyên được triển khai bảo vệ các VIP và chống bạo động. Khi căng thẳng khu vực gia tăng, những đơn vị Gurkha được điều động đến bảo vệ những sự kiện quốc tế và biên giới Malaysia - Singapore.

Bao ve cho Kim va Trump anh 2
Binh sĩ Gurkha của Singapore tuần tra bên ngoài khách sạn Shangri-La, Singapore. Ảnh: Reuters.

Singapore dành riêng Trại Mount Vernon, khu vực ngoại ô thành phố, cho các chiến binh Gurkha cùng gia đình sinh sống. Người dân Singapore nếu không có nhiệm vụ sẽ không được phép đặt chân đến nơi này.

Giờ giấc sinh hoạt cũng được quản lý nghiệm ngặt, vợ của một đặc nhiệm Gurkha cho biết. “Mỗi đêm, lệnh giới nghiêm bắt đầu vào lúc 0h. Nếu có lý do chính đáng, phụ nữ vẫn được phép ra khỏi trại, nhưng đàn ông thì không bao giờ được vi phạm lệnh giới nghiêm”, cô cho biết.

“Ở đây chúng tôi phải lên giường trước 10h30 mỗi tối. Chúng tôi không được mở nhạc hay những thú vui khác. Dù chúng tôi đang mở tiệc thì cũng phải dừng lại khi đến giờ. Nếu ngoan cố vi phạm, lực lượng tuần tra sẽ có biện pháp cưỡng chế”, cô nói thêm.

Đoàn Mỹ đến châu Á cuối tuần này để chuẩn bị cho thượng đỉnh Trump-Kim

Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết một đội ngũ của Mỹ sẽ "đến châu Á" trong cuối tuần này để tiến hành công tác chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai.

Từ Singapore đến HN: Đường gập ghềnh sau cuộc gặp Trump - Kim lần đầu

Đã 8 tháng trôi qua kể từ cuộc gặp lịch sử lần đầu giữa ông Trump và ông Kim tại Singapore, vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết và nhiều kỳ vọng cho cuộc gặp lần 2 ở Hà Nội.


Sơn Trần

Bạn có thể quan tâm