Từ 8h ngày 26/8, tất cả người dân Đà Nẵng phải tiếp tục ở yên trong nhà theo phương châm "ai ở đâu thì yên ở đó". Đây là yêu cầu bắt buộc để cơ quan chức năng tiếp tục triển khai biện pháp mạnh nhằm tách F0 ra khỏi cộng đồng.
Ông Hồ Kỳ Minh, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, lý giải: "Tình hình dịch Covid-19 vẫn ở mức nguy cơ rất cao với những diễn biến phức tạp nên thành phố tiếp tục gia hạn quy định "ai ở đâu thì ở yên đó" thêm 10 ngày".
Xử lý nhanh những ổ dịch ở khu dân cư
Bà Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng, cho biết từ 16 đến ngày 24/8, TP Đà Nẵng đã xét nghiệm cho hơn 978.000 lượt người, phát hiện 1.370 ca bệnh. Trung bình mỗi ngày, địa phương này ghi nhận thêm 150-200 ca dương tính với nCoV.
Đà Nẵng tiếp tục yêu cầu người dân ở yên trong nhà để phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: Đoàn Nguyên. |
Thành phố đang có hàng chục điểm nóng có nguy cơ lây nhiễm. Trong đó, 5/7 quận, huyện đều có ca mắc Covid-19 cộng cồng, nguy cơ lây lan cho cộng đồng (trừ huyện Hòa Vang, quận Ngũ Hành Sơn).
Các địa phương ghi nhận số ca nguy cơ lây lan cao nhất là: Hải Châu (59 ca), Thanh Khê (15 ca) và Cẩm Lệ (9 ca).
Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng nhìn nhận về cơ bản trên toàn địa bàn thành phố đang có nguy cơ lây nhiễm cao và rất cao nên tinh thần là tất cả người dân phải thực hiện quy định "ai ở đâu thì ở yên đó".
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 diễn ra chiều muộn ngày 24/8, ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, đánh giá các kiệt rất dễ trở thành những ổ dịch, nhất là những khu vực có phạm vi hẹp.
Khi có một ca F0 thì những người sinh sống ở quanh đó sẽ trở thành F0 và nguy cơ lan ra khu vực khác. Do đó, ông đề nghị tất cả các phường rà soát, lập danh sách các kiệt có nguy cơ cao để ngăn người dân đi ra ngoài.
Khu vực kiệt, hẻm vẫn có nguy cơ lây nhiễm cao. Ảnh: Đoàn Nguyên. |
Bí thư Đà Nẵng đề nghị Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Đà Nẵng chỉ đạo, phân tích cụ thể cho các quận, huyện xử lý khẩn trương các ổ dịch này.
Từ đó có biện pháp xử lý ngay từ công tác cách ly, tiến hành xét nghiệm nhanh toàn dân ở các điểm nóng tại quận Hải Châu và Cẩm Lệ để sớm phát hiện F0.
Các địa phương cần khoanh chặt, xử lý ngay những ổ dịch nhỏ để ngăn dịch bùng phát diện rộng.
“Chúng ta đang giãn cách xã hội, thực hiện cách ly tuyệt đối nhà với nhà mà vẫn xảy ra tình trạng như vậy. Nếu chúng ta không giữ, không nghiêm túc thực hiện cách ly nhà với nhà thì nguy cơ lây nhiễm, trở thành ổ dịch là rất lớn”, ông Quảng nhấn mạnh.
Đẩy nhanh việc xét nghiệm, tiêm vaccine
Theo bác sĩ Tôn Thất Thạnh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố, ngành y tế đang nỗ lực lấy mẫu xét nghiệm đại diện hộ gia đình đợt 3. Ngày 25/8, công việc này sẽ hoàn tất.
Ngành y tế Đà Nẵng tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm diện rộng để kịp thời tách F0 khỏi cộng đồng. Ảnh: Đoàn Nguyên. |
Ông Chinh đề nghị ngành y tế phối hợp với các địa phương khẩn trương lấy mẫu và hoàn thành xét nghiệm SARS-CoV-2 đợt 3 để có đánh giá cụ thể tình hình dịch bệnh.
Trung tâm Y tế quận, huyện sớm có phân tích đánh giá về công tác lấy mẫu để rút kinh nghiệm khi lấy mẫu đại diện hộ gia đình.
Các ngành chức năng có biện pháp xử lý ngay việc cách ly, công tác lấy mẫu xét nghiệm toàn dân tại 2 quận Hải Châu và Cẩm Lệ để ngăn chặn dịch bệnh.
Người đứng đầu chính quyền Đà Nẵng cho biết về lâu dài, thành phố tiếp tục các biện pháp quyết liệt để sàng lọc F0 cách ly cộng đồng. Tuy nhiên, biện pháp quan trọng hơn là tiêm vaccine để đạt miễn dịch cộng đồng.
"Thành phố có đủ năng lực tiêm vaccine cho người dân khi được phân bổ. Tùy tình hình tiêm vaccine và các điều kiện khác, thành phố sẽ có những biện pháp quản lý về kinh tế - xã hội phù hợp cho từng giai đoạn”, ông Chinh nhấn mạnh.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.