Lực lượng quân đội, công an triển khai tìm kiếm các nạn nhân mất tích do sạt lở đất tại làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên. Ảnh: Dương Giang/TTXVN. |
Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), báo cáo của các địa phương cho thấy tính đến 7h00 ngày 13/9 đã có 336 người chết, mất tích (233 người chết, 103 người mất tích), tăng 36 người chết (Lào Cai 16, Cao Bằng 09, Yên Bái 06, Tuyên Quang 03, Vĩnh Phúc 01, Phú Thọ 01) so với báo cáo ngày 11/9.
Lào Cai hiện là địa phương có nhiều người chết và mất tích với 179 người (98 người chết, 81 người mất tích) gồm: Bảo Yên 110, Sa Pa 09, Bát Xát 17, Si Ma Cai 07, Bắc Hà 34, Văn Bàn 02.
Cao Bằng có 52 người chết và mất tích (43 người chết, 09 người mất tích). Yên Bái: 50 người (48 người chết, 02 người mất tích) gồm: Thành phố Yên Bái 21, Lục Yên: 14, Văn Yên 09, Văn Chấn 02, Trấn Yên 04; Quảng Ninh: 15 người chết; Phú Thọ: 11 người (01 người chết do sạt lở đất; 01 người chết do lũ; 08 người mất tích tại sự cố sập cầu Phong Châu; 01 người mất tích do lũ); Hòa Bình: 07 người chết do sạt lở đất; Tuyên Quang: 05 người chết do lũ…
Số người bị thương là 823 người, trong đó: Quảng Ninh 536, Hải Phòng 49, Hải Dương 05, Hà Nội 23, Bắc Giang 07, Bắc Ninh 52, Hà Giang 01, Lạng Sơn 10, Lào Cai 76, Yên Bái 30, Cao Bằng 17, Phú Thọ 07, Bắc Kạn 03, Hoà Bình 03, Vĩnh Phúc 02, Thanh Hoá 02.
Các địa phương đã sơ tán tổng 74.536 hộ/130.246 người di dời. Bão và mưa lũ đã làm 136.705 nhà bị hư hỏng, 67.653 nhà bị ngập; nhiều cửa hàng, trụ sở, trường học bị tốc mái, hư hỏng; rất nhiều biển hiệu quảng cáo, cột viễn thông, trạm phát sóng di động bị gẫy đổ; cây xanh đô thị bị thiệt hại.
Về nông nghiệp, 202.094 ha lúa bị ngập úng, thiệt hại (tăng 6.165ha); 39.298 ha hoa màu bị ngập úng, thiệt hại (tăng 5.288ha); 22.288 ha cây ăn quả bị hư; 1.848 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi, 4.594 con gia súc, 1.786.872 con gia cầm bị chết.
Các địa phương đang tiếp tục rà soát, thống kê thiệt hại
Sách hay về xã hội
Văn minh Việt Nam - nhà dân tộc học Georges Condominas từng nhận xét tác phẩm này là “Cửa sổ để thế giới hiểu về Việt Nam”.
Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.