Cựu Thủ tướng Pakistan Imran Khan sau vụ ám sát hụt vào hôm 3/11. Ảnh: AP. |
"Tôi được biết vào hôm 2/11, một ngày trước vụ tấn công, họ đã lên kế hoạch ám sát tôi tại thị trấn Wazirabad hoặc thành phố Gujrat", cựu Thủ tướng Pakistan Imran Khan nói trong video được quay tại một bệnh viện ở thành phố Lahore.
Theo NDTV, đây là tuyên bố đầu tiên của ông Khan đưa ra kể từ vụ tấn công nhằm vào ông ở thị trấn Wazirabad hôm 3/11, khiến một người thiệt mạng và 13 người khác bị thương, bao gồm vị cựu thủ tướng của Pakistan.
Thị trấn Wazirabad và thành phố Gujrat nằm trên cung đường tuần hành từ thành phố Lahore đến thủ đô Islamabad của ông Khan nhằm phản đối chính phủ được quân đội bảo trợ hiện tại ở Pakistan.
"Tôi bị trúng 4 viên đạn", cựu Thủ tướng Khan, ngồi trên một chiếc xe lăn với một bên chân bị bó bột, cho biết.
Ông Khan cũng tỏ ý thất vọng về tuyên bố của nghi phạm bị bắt tại hiện trường rằng người này hoạt động một mình. Theo đó, ông Khan đã đổ lỗi cho 3 người có liên quan đến vụ ám sát hụt nhằm vào ông bao gồm Thủ tướng Shehbaz Sharif, Bộ trưởng An ninh Nội địa Rana Sanaullah và chỉ huy cơ quan tình báo hàng đầu Pakistan ISI, trung tướng Faisal Naseer.
Ông Imran Khan xuất hiện trong một video quay tại bệnh viện để nói về vụ ám sát hụt nhằm vào mình hôm 3/11. Ảnh: NDTV. |
Chính phủ Pakistan đã phủ nhận có liên quan đến vụ ám sát hụt nhằm vào cựu Thủ tướng Khan.
Vụ tấn công nhằm vào ông Khan đã khiến nhiều người liên tưởng tới một vụ ám sát khác nhằm vào chính trị gia cấp cao tại Pakistan là cố Thủ tướng Benazir Bhutto. Theo NDTV, vụ ám sát nhằm vào bà Bhutto tại một sự kiện vận động bầu cử vào năm 2007 tồn tại nhiều chi tiết bí ẩn khi bà đang trong quá trình tranh cử nhiệm kỳ tiếp theo.
Quốc gia thăng trầm: Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế
“Quốc gia thăng trầm: Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế” được NXB Thế giới cho ra mắt vào năm 2018. Tác phẩm làm rõ sự phát triển và đi xuống của nền kinh tế thế giới từ cuối thập niên 1990 đến đầu những năm 2000. Cuốn sách vạch ra 10 quy luật để nhận diện về chu kỳ kinh tế dẫn đến vận mệnh tăng trưởng hay suy thoái của một quốc gia.