Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cứu mẹ bầu tiền sản giật mang tam thai tự nhiên hiếm gặp

BVĐK Tâm Anh TP.HCM vừa cấp cứu sản phụ mang tam thai tự nhiên, biến chứng tiền sản giật. Hai bé gái và một bé trai chào đời khỏe mạnh ở tuần thai 35.

Mang tam thai tự nhiên ở tuần 35, chị Nguyễn Bảo Trâm (31 tuổi, Khánh Hòa) nhập viện cấp cứu trong tình trạng hoa mắt, chóng mặt, huyết áp 140/90 mmHg, phù toàn thân, dấu hiệu tiền sản giật nguy hiểm tính mạng cả mẹ và thai nhi.

Sau đó, Trung tâm Sản Phụ khoa kết hợp cùng Trung tâm Sơ sinh, khoa Gây mê - Hồi sức tiến hành mổ cấp cứu. Kíp mổ gồm TS.BS Nguyễn Thị Yến Thu và BS.CKI Mẫu Thị Mai Ngân tiến hành phẫu thuật bắt con, TS.BS Đỗ Hữu Thiều Chương và BS.CKI Lê Thị Ngọc Dung tiến hành đón và hồi sức cho các bé.

Tam Anh anh 1

Bé gái đầu tiên chào đời, được hỗ trợ oxy ngay tại phòng mổ.

TS.BS Đỗ Hữu Thiều Chương, Phó giám đốc Trung tâm Sơ sinh, cho biết khi nhận thông tin sản phụ chấm dứt thai kỳ vì tiền sản giật, thai chậm tăng trưởng, Trung tâm Sơ sinh cử 2 bác sĩ, 3 điều dưỡng cùng 3 giường sưởi chuyên dụng vào phòng mổ đón các bé. Ca mổ diễn ra thuận lợi, bé trai nặng 2,2 kg chào đời an toàn, bé gái 2,1 kg và 2,3 kg yếu hơn nên được hỗ trợ thở oxy ngay tại phòng mổ. Sau vài giờ theo dõi, các bé tự thở, được da kề da với người thân.

Sau sinh, sản phụ Trâm bị tiền sản giật có dấu hiệu nặng, giảm tiểu cầu. Sau 12 tiếng hồi sức tích cực sau mổ, truyền tiểu cầu, sản phụ hồi phục, tiếp tục theo dõi hậu sản.

Chị Trâm sinh con gái đầu lòng cách đây 4 năm. Năm 2022, chị bất ngờ phát hiện mang thai lần 2, siêu âm thai 6 tuần, bác sĩ thông báo nghi ngờ thai đôi. Sau khi được kiểm tra lại, cả gia đình bất an vì thông báo chị Trâm mang tam thai với 3 bánh nhau, 3 túi ối riêng biệt.

BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản phụ khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM, cho biết tam thai là một thai kỳ nhiều nguy cơ: Sẩy thai to, sinh non, tiền sản giật nặng cao hơn so với những cái thai kỳ đơn thai. Trong đó, tiền sản giật nặng khiến thai phụ tăng huyết áp, đi kèm với một số dấu chứng nặng như nhức đầu, mờ mắt, chóng mặt và đau ở vùng thượng vị. Nếu không phát hiện sớm sẽ gây ra sản giật - một trong những tai biến sản khoa nguy hiểm, gây hôn mê sâu, thậm chí đe dọa tính mạng cả thai phụ và thai nhi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiền sản giật có thể liên quan đến các triệu chứng tan máu, tăng men gan và giảm tiểu cầu (hội chứng Hellp). Tỷ lệ tử vong do hội chứng này lên đến 30%.

Không ngoài dự đoán, thời gian đầu, thai kỳ diễn tiến thuận lợi, nhưng đến tuần thai thứ 30, người mẹ có dấu hiệu phù nề, tăng hơn 20 kg so với trước bầu. Gia đình quyết định chuyển vào TP.HCM theo dõi.

Khi mang thai 35 tuần 2 ngày, chị Trâm nhập viện cấp cứu với các triệu chứng tăng huyết áp, diễn tiến cả hội chứng Hellp (nhiễm độc thai nghén), thai chậm tăng trưởng. Bác sĩ chỉ định mổ cấp cứu, tránh nguy cơ người mẹ có thể diễn tiến nặng hơn, suy gan, suy thận, suy đa cơ quan và có thể tử vong.

“Gia đình đã tìm hiểu bệnh viện Tâm Anh TP.HCM - nơi có bác sĩ sản khoa giỏi, giàu kinh nghiệm - để theo dõi thai kỳ nguy cơ cao và xử lý các biến chứng sản khoa, kết hợp đơn vị Sơ sinh để dự phòng các tình huống sinh non. Nhờ sự hỗ trợ tận tình của đội ngũ y bác sĩ, 4 mẹ con đã vượt cạn an toàn, khỏe mạnh”, anh Võ Khánh Hòa - chồng sản phụ - chia sẻ.

Tam Anh anh 4

Gia đình sản phụ Trâm vượt cạn an toàn, khỏe mạnh chuẩn bị xuất viện. Ảnh: Tuệ Diễm.

Lý giải hiện tượng tam thai tự nhiên, BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi cho biết người phụ nữ chỉ có một trứng chín và rụng hàng tháng. Trường hợp chị Trâm có đến 3 trứng rụng cùng, các trứng được thụ tinh bởi 3 tinh trùng khác nhau, tạo ra hiện tượng tam thai, 3 bánh nhau, 3 túi ối riêng biệt. Sản phụ sinh con có thể cùng hoặc khác giới tính, có đặc trưng di truyền khác nhau. Trường hợp này rất hiếm gặp, khoảng 1/200.000 ca sinh.

Tam thai là biến chứng nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến tính mạng của cả mẹ và bé. Chăm sóc mẹ bầu tam thai là thách thức lớn cho bác sĩ sản khoa xuyên suốt chặng đường thai kỳ. Nhiều diễn tiến bất thường có thể xảy ra trong thai kỳ như sảy thai sớm, sinh non (trước 37 tuần), ngôi bất thường, sa dây rốn, thai chậm tăng trưởng, thai suy cấp, tăng huyết áp, tiểu đường thai kỳ… tăng tỷ lệ mổ lấy thai. Quá trình sinh nở, tử cung thai phụ giãn nở quá to để chứa tam thai có thể dẫn đến đờ tử cung, tăng nguy cơ băng huyết sau sinh.

Bác sĩ Mỹ Nhi khuyến cáo trong thai kỳ, nếu có triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, đau vùng thượng vị hoặc bẹ sườn bên phải, mờ mắt, đi tiểu ít, phù căng cứng toàn thân…, thai phụ cần lập tức đi khám ở tại các cơ sở y tế có đơn vị Sản phụ khoa, bởi đó là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật, đặc biệt là tiền sản giật nặng nguy cơ diễn tiến hội chứng Hellp.

Co giat mi mat canh bao benh gi? hinh anh

Co giật mí mắt cảnh báo bệnh gì?

0

Co giật mí mắt (Eye Twitching) là tình trạng mí mắt co thắt lặp đi lặp lại không kiểm soát. Co giật mí mắt có thể liên quan đến mắt nhưng cũng có thể liên quan đến dây thần kinh và các cơ trên khuôn mặt.

Minh Nghiên - Tuệ Diễm

Ảnh: Tuệ Diễm

Bạn có thể quan tâm