Tòa án Tokyo ngày 13/7 đã yêu cầu các cựu giám đốc điều hành TEPCO liên quan đến thảm họa Fukushima năm 2011 bồi thường thiệt hại 13,32.000 tỷ yen (tương đương với 97 tỷ USD), AFP đưa tin.
Trước đó, trong nhiều năm, hàng nghìn người dân cũng như các cổ đông đã đệ đơn kiện TEPCO vì không có động thái phòng ngừa nào, bất chấp nhiều trận động đất đã xảy ra và các cảnh báo về sóng thần ở Fukushima.
Người dân cũng khẳng định chính sự chậm trễ trong việc công bố dữ liệu phóng xạ từ hệ thống dự báo khẩn cấp thông tin môi trường đã đẩy rủi ro nhiễm xạ của cộng đồng cao thêm.
Vào tháng 3/2011, một trận sóng thần lớn do ảnh hưởng từ trận động đất có cường độ 9 độ richter ở ngoài khơi bờ biển đông bắc Nhật Bản đã tấn công nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của TEPCO.
Đây bị xem là sự cố hạt nhân được cho là tồi tệ nhất thế giới kể từ thảm họa Chernobyl năm 1986.
Thảm họa Fukushima là sự cố hạt nhân được cho là tồi tệ nhất thế giới kể từ thảm họa Chernobyl năm 1986. Ảnh: Reuters. |
Nhà máy đã rơi vào tình trạng khủng hoảng sau khi hệ thống làm mát các lò phản ứng bị hỏng bởi nước tràn vào hệ thống máy phát điện dự phòng.
Trong vòng vài ngày sau thảm họa, có khoảng 470.000 người đã phải đi sơ tán và hiện nay, hàng chục nghìn người vẫn chưa thể quay về địa phương.
Khoảng 12% khu vực Fukushima từng được tuyên bố là không an toàn và các khu vực cấm đi lại hiện vẫn chiếm khoảng 2%.
Sau vụ việc, TEPCO đã phá dỡ một số nhà máy hạt nhân. Tuy nhiên việc ngừng hoạt động các nhà máy một cách an toàn sẽ đòi hỏi quá trình tốn kém, khó khăn và kéo dài hàng thập kỷ.