Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cựu CEO FTX bị cáo buộc quyên góp chính trị bất hợp pháp

Cựu CEO của FTX đã sử dụng hàng chục triệu USD để thực hiện các cuộc quyên góp chính trị bất hợp pháp nhằm tăng tầm ảnh hưởng của bản thân.

Hiện cựu CEO FTX đang phải đối mặt với tổng cộng 12 tội danh. Ảnh: Bloomberg.

Theo CNBC, ông Sam Bankman-Fried (SBF), đồng sáng lập sàn giao dịch tiền mã hóa FTX, đã bị truy tố thêm 4 tội danh mới trong một bản cáo trạng bổ sung tại tòa án liên bang New York.

Cụ thể, các tội danh bao gồm gian lận ngân hàng, điều hành tổ chức chuyển tiền chưa được cấp phép, vi phạm quy định vận động quyên góp chính trị, âm mưu quyên góp chính trị bất hợp pháp.

Một nguồn tin cho biết SBF có thể phải đối mặt thêm với 40 năm tù nếu bị kết án với các tội danh trên.

Tài liệu mới cũng đã đưa ra nhiều chi tiết hơn về cáo buộc gian lận của Bankman-Fried liên quan đến sàn giao dịch FTX và quỹ đầu tư Alameda Research. Cả hai doanh nghiệp này đều đã phá sản vào cuối năm 2022.

Theo bản cáo trạng gồm 12 tội danh, SBF đã bị buộc tội đánh cắp tiền gửi của khách hàng và sử dụng hàng tỷ USD trong số tiền đó để hỗ trợ các hoạt động đầu tư của FTX và Alameda.

Cùng với đó, số tiền mà SBF lấy từ khách hàng còn được sử dụng để tài trợ cho các khoản đầu tư, đóng góp từ thiện và làm giàu cho bản thân.

Bản cáo trạng mới đây cho biết cựu CEO của FTX được cho là đã cố gắng tác động tới quy định về tiền mã hóa tại Washington “bằng cách đóng góp hàng chục triệu USD cho cả Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa một cách bất hợp pháp”.

Bản cáo trạng mới sẽ gây thêm áp lực pháp lý đối với SBF. Trước đó, Caroline Ellison, cựu CEO của Alameda Research, và Gary Wang, người đồng sáng lập FTX, đều đã nhận tội vào tháng 12 năm ngoái. Cả hai vẫn đang hợp tác với văn phòng luật sư Mỹ ở Manhattan nhằm buộc tội Bankman-Fried.

Tài liệu mới cũng đã đưa ra các cáo buộc liên quan đến việc Bankman-Fried điều hành một kế hoạch tài trợ bất hợp pháp. Cựu CEO của FTX được cho là đã sử dụng hàng triệu USD từ tiền của khách hàng để thực hiện các chiến dịch nhằm nâng tầm ảnh hưởng đến giới chính trị.

Theo cơ quan giám sát tài chính chiến dịch OpenSecrets, Bankman-Fried và các giám đốc điều hành khác của FTX đã đóng góp hơn 70 triệu USD cho cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022.

Bản cáo trạng tuyên bố rằng Bankman-Fried và đồng phạm “đã thực hiện hơn 300 khoản quyên góp chính trị bất hợp pháp”.

“Để tránh việc các báo cáo công khai bằng tên của mình, Bankman-Fried đã thực hiện việc quyên góp chính trị dưới danh nghĩa của hai giám đốc điều hành FTX khác”, hồ sơ mới tuyên bố.

Bản cáo trạng cho rằng Bankman-Fried và các đồng phạm đã cố gắng “che giấu kế hoạch” bằng cách ghi lại “các giao dịch chuyển khoản từ Alameda đến tài khoản ngân hàng của các cá nhân nhằm mục đích quyên góp dưới dạng 'khoản vay' hoặc 'chi tiêu’ của Alameda".

Cựu hiệu trưởng Trường Luật Stanford ký bảo lãnh cho nhà sáng lập FTX

Danh tính 2 người đồng ký khoản tiền bảo lãnh trị giá 250 triệu USD cho Sam Bankman-Fried mới đây đã được tiết lộ.

Mối quan hệ bí mật của BlockFi với FTX

Một nửa tài sản của công ty cho vay tiền mã hóa BlockFi gắn liền với FTX và Alameda Research, hai doanh nghiệp được thành lập bởi Sam Bankman-Fried.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Thanh Vũ

Bạn có thể quan tâm