Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cựu binh Mỹ 30 năm kéo vỹ cầm tưởng niệm nạn nhân vụ thảm sát Mỹ Lai

Suốt 30 năm qua, cựu binh Mỹ Mike Boehm thường xuyên về làng quê Sơn Mỹ (Quảng Ngãi) kéo vĩ cầm tưởng niệm vụ thảm sát Mỹ Lai gửi đi thông điệp hòa bình.

Tham sat My Lai anh 1

Sáng 16/3, lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi cùng hàng trăm người dân và nhiều đoàn du khách quốc tế về xã Tịnh Khê (TP Quảng Ngãi) dành phút mặc niệm tưởng nhớ 504 thường dân vô tội bị quân đội Mỹ sát hại 55 năm trước. Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Quảng Ngãi, cho biết đây là dịp để bày tỏ tình cảm yêu thương, cùng thắp nén nhang tưởng nhớ đồng bào bị thảm sát.

Tham sat My Lai anh 2

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân cùng nhiều lãnh đạo tỉnh dành phút mặc niệm tưởng nhớ 504 thường dân vô tội bị thảm sát."Lễ tưởng niệm cũng là dịp cầu nguyện cho hòa bình; đồng thời có hành động thiết thực để hàn gắn những vết thương năm xưa, vun đắp những điều tốt đẹp nhất để mọi người đều được sống trong bình yên, vui tươi và hạnh phúc", ông Dũng nói.

Tham sat My Lai anh 3

Lãnh đạo các Sở, ngành cùng các đoàn khách quốc tế dâng hoa, quả, dâng hương phía trước tượng đài khu chứng tích Sơn Mỹ tưởng niệm 504 nạn nhân.

Tham sat My Lai anh 4

Suốt 30 năm qua, cựu binh Mỹ Mike Boehm thường xuyên về làng quê Sơn Mỹ kéo vĩ cầm tưởng niệm các nạn nhân trong vụ thảm sát Mỹ Lai gửi đi thông điệp hòa bình. "Bao giờ còn sống tôi sẽ còn trở lại Quảng Ngãi, tình nguyện làm "cầu nối" bạn bè quốc tế chung tay hàn gắn vết thương chiến tranh ở mảnh đất này", Mike Boehm chia sẻ.

Tham sat My Lai anh 5

Nhiều nạn nhân sống sót trong vụ thảm sát Mỹ Lai đến nay đã già yếu đến dâng hương, hoa tưởng niệm người thân của gia đình. "Sau 55 năm, người dân nơi đây vẫn chưa nguôi ngoai nỗi đau thương nhưng giờ đây họ đã mở lòng bao dung, kết thân bè bạn quốc tế. Người dân Sơn Mỹ hôm nay khát vọng tình yêu hòa bình - đó là là lẽ sống, là đạo lý vượt lên nỗi đau của đồng bào nơi đây", bà Phạm Thị Trợ, nạn nhân sống sót trong vụ thảm sát Mỹ Lai bộc bạch.

Tham sat My Lai anh 6

Những ngày giữa tháng 3, nhiều đoàn du khách trong nước và quốc tế về Quảng Ngãi tham quan Bảo tàng khu chứng tích Sơn Mỹ. Khu chứng tích đặc biệt này trưng bày nhiều hiện vật của các nạn nhân và bộ ảnh vụ thảm sát Mỹ Lai của phóng viên chiến trường Ronald L. Haeberle chụp trong buổi sáng kinh hoàng ngày 16/3/1968.

Tham sat My Lai anh 7

Dịp này nhiều đoàn khách quốc tế tham quan không gian làng quê thanh bình được tái hiện trong khu chứng tích Sơn Mỹ.

Tham sat My Lai anh 8

Cựu binh Mỹ Paul Hayden nhiều lần về Quảng Ngãi, chung tay góp quỹ giúp phụ nữ, học sinh nghèo và nạn nhân chất độc da cam ở địa phương này. "Tháng 3/1968 tôi từng tham gia chiến trường ở Quảng Ngãi nhưng không tham gia vụ thảm sát Mỹ Lai. Thời điểm đó, khi nghe tin đồng đội mình sát hại nhiều phụ nữ, trẻ em nơi đây, tôi cảm thấy sốc, đau buồn tột độ và day dứt khôn nguôi", ông Paul chia sẻ.

Tham sat My Lai anh 9

Học sinh trường Tiểu học Tịnh Khê (TP Quảng Ngãi) tham quan căn hầm trú ẩn của gia đình ông Đỗ Tùng trong khu chứng tích Sơn Mỹ.

Tham sat My Lai anh 10

Thiếu nhi Nhật Bản làm hạc giấy mang theo giấc mơ hòa bình tặng cho khu chứng tích Sơn Mỹ, xã Tịnh Khê.

Tham sat My Lai anh 11

Tamara Helfer, con trai của một cựu binh Mỹ giao lưu với học sinh trường Tiểu học Tịnh Khê. "Giao lưu cùng trẻ em nơi đây, tôi mong thế hệ trẻ nơi đây lớn lên trong cuộc sống hòa bình, tương lai rồi sẽ tốt đẹp hơn", Tamara Heifer thổ lộ.

Những cuốn sách hay về xã hội

Tủ sách Xã hội giới thiệu những cuốn sách hay và mới về các chủ đề từ thời sự, chính trị, đến giao thông, hạ tầng... Tủ sách đồng thời cung cấp nhiều kiến thức, dữ liệu để độc giả hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

Ronald Haeberle tặng bộ ảnh vụ thảm sát Mỹ Lai cho Quảng Ngãi

Làm việc với lãnh đạo Quảng Ngãi, ông Ronald Haeberle tặng bộ ảnh vụ thảm sát Mỹ Lai và thống nhất nội dung trưng bày ảnh ở Khu chứng tích Sơn Mỹ.

Minh Hoàng

Bạn có thể quan tâm