Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ronald Haeberle tặng bộ ảnh vụ thảm sát Mỹ Lai cho Quảng Ngãi

Làm việc với lãnh đạo Quảng Ngãi, ông Ronald Haeberle tặng bộ ảnh vụ thảm sát Mỹ Lai và thống nhất nội dung trưng bày ảnh ở Khu chứng tích Sơn Mỹ.

Chiều 8/3, ông Trần Hoàng Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, cùng lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch gặp mặt ông Ronald Haeberle, tác giả bộ ảnh vụ thảm sát Mỹ Lai (16/3/1968).

Tại buổi làm việc, hai bên đã trao đổi cởi mở và thống nhất nội dung chú thích các bức ảnh được trưng bày tại Khu chứng tích Sơn Mỹ.

Tham sat My Lai anh 1

Ông Ronald Haeberle (giữa), tác giả bộ ảnh vụ thảm sát Mỹ Lai, cùng bạn bè quốc tế về thăm lại làng quê Sơn Mỹ, xã Tịnh Khê (TP Quảng Ngãi). Ảnh: Minh Hoàng.

Ông Ronald L. Haeberle cũng đã đồng ý tặng bộ ảnh vụ thảm sát Mỹ Lai cho tỉnh Quảng Ngãi để trưng bày ở Khu chứng tích Sơn Mỹ (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi).

Nhân dịp này, ông Trần Hoàng Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, đã tặng hoa, quà và trao thư cảm ơn tác giả bộ ảnh vụ thảm sát Mỹ Lai. Lãnh đạo Quảng Ngãi cũng ghi nhận những đóng góp của ông Ronald Haeberle cho hòa bình, chống chiến tranh qua các tấm ảnh được trưng bày tại Khu chứng tích Sơn Mỹ.

Sáng 16/3/1968, phóng viên ảnh chiến trường Ronald Haeberle theo chân một đơn vị quân đội Mỹ tiến vào làng Sơn Mỹ. Nhóm lính Mỹ đã xả súng bắn chết hàng trăm nông dân, vào làng đốt nhà và tiếp tục bắn giết ông già, đàn bà, trẻ con. Cuộc thảm sát diễn ra trong vòng 4 giờ đồng hồ, khiến 504 thường dân thiệt mạng.

Tham sat My Lai anh 2

Người anh che đạn cho đứa em trườn trên bờ ruộng. Ronald cho hay đã sử dụng máy ảnh cơ Nikon chụp trong buổi sáng xảy ra vụ thảm sát Mỹ Lai 16/3/1968. Ảnh: Ronald L. Haeberle

Cựu nhà báo Mỹ đã chụp lại tổng cộng 60 bức ảnh (40 trắng đen và 20 ảnh màu) ghi lại cảnh tượng kinh hoàng này.

Là phóng viên chiến trường, thời điểm ấy Ronald Haeberle có mặt trong nhiều cuộc hành quân ở miền Trung Việt Nam để ghi lại những gì mà quân đội Mỹ đã làm. Mỗi lần nhớ lại, lương tâm Haeberle bứt rứt không yên.

Cuối năm 1969, bộ ảnh thảm sát Mỹ Lai được ông đăng trên tạp chí Time, Life và Newsweek. Thời điểm đó, tin tức về vụ thảm sát hâm nóng thêm phong trào phản đối chiến tranh ở Việt Nam.

Trước đó, ngày 7/3, ông Ronald Haeberle, tác giả chụp bộ ảnh vụ thảm sát Mỹ Lai trở về thăm lại vùng đất Sơn Mỹ, xã Tịnh Khê (TP Quảng Ngãi), nơi 55 năm trước lính Mỹ thảm sát 504 thường dân nơi đây.

Dịp này, ông cùng một số bạn bè đã quyên góp quỹ trở về đây tặng 100 suất quà (mỗi suất quà cho trẻ em nghèo. Lần thứ hai trở về thăm Quảng Ngãi, ông mang đến thông điệp thế giới được hòa bình, không còn cảnh chiến tranh xảy ra nữa.

Tủ sách Xã hội giới thiệu những cuốn sách hay và mới về các chủ đề từ thời sự, chính trị, đến giao thông, hạ tầng... Tủ sách đồng thời cung cấp nhiều kiến thức, dữ liệu để độc giả hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

Tác giả bộ ảnh Mỹ Lai: 'Ký ức chiến tranh day dứt trái tim tôi'

Tròn 55 năm kể từ khi lính Mỹ sát hại 504 thường dân Sơn Mỹ, phóng viên chiến trường Ronald Haeberle, tác giả chụp bộ ảnh vụ thảm sát Mỹ Lai vẫn đau đáu ước mơ khát vọng hòa bình.

Minh Hoàng

Bạn có thể quan tâm