Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuốn sách tiết lộ những bí mật về Peter Đại Đế

Hoàng đế Peter (1672-1725) được xem là một trong những nhà cải cách kiệt xuất trong lịch sử Nga.

Peter dai de anh 1

Chân dung Peter Đại đế do Paul Delaroche vẽ năm 1838. Ảnh: Wikimedia Commons

Năm 1981, cuốn Peter the Great: His Life and World của Robert K. Massie đoạt giải Pulitzer hạng mục Tiểu sử. Tác phẩm về vị sa hoàng đã thay đổi lịch sử nước Nga được đánh giá là "Hấp dẫn như bất kì cuốn tiểu thuyết nào và hơn hầu hết các cuốn khác" (theo New York Times).

Cuốn tiểu sử hấp dẫn

Trên nền bức tranh đồ sộ của châu Âu và nước Nga thế kỷ XVII và XVIII, tác giả kể câu chuyện tráng lệ về Peter Đại đế, sa hoàng lên ngôi khi mới mười tuổi. Robert K. Massie đi sâu vào cuộc đời của ông, ghi lại những sự kiện quan trọng đã định hình nên một cậu bé trở thành huyền thoại.

Những yếu tố đó bao gồm các chuyến du hành “ẩn danh” của ông ở châu Âu, sự tò mò không thể dập tắt của ông về những phong tục phương Tây, nỗi ám ảnh của ông với biển cả và việc thành lập lực lượng hải quân Nga hùng mạnh, việc ông thành lập một đội quân bất khả chiến bại, sự biến đổi của nước Nga và mối quan hệ của ông với những người ông yêu thương nhất...

Bốc đồng và bướng bỉnh, hào phóng và tàn nhẫn, dịu dàng và không khoan nhượng, một người đàn ông có năng lượng và sự phức tạp to lớn, Peter Đại đế đã được tái hiện một cách toàn diện trong cuốn tiểu sử của Robert K. Massie

Những đóng góp của Peter Đại đế

Trong những năm 1697-1698, Peter Đại đế đi vòng quanh Tây Âu, học được những điều mới lạ ở đó và truyền vào Nga. Dưới triều ông, nước Nga có nền kinh tế phát triển và thành lập thể chế nghị viện.

Trong việc xây dựng đất nước, Peter thường tham vấn những cố vấn tài ba người nước ngoài. Nhờ vậy, dưới triều đại của ông (1696 - 1725), nước Nga trở thành một đế quốc hùng cường trên thế giới thời đó, Hải quân Nga được thành lập; Người Nga đủ sức giành chiến thắng trước hai cựu thù vào thời đó là đế quốc Ottoman và Thụy Điển, nhằm tái chiếm các lãnh thổ đã mất và lấy đường thông ra biển.

Năm 1703, Peter Đại đế hạ lệnh cho xây dựng thành phố Saint Petersburg. Chính tại đây, năm 1782 người ta đã hoàn thành việc xây cất tượng Peter I - tức tượng "Kị sĩ đồng". Saint Petersburg trở thành một “thành Venezia của phương Bắc”, và trở thành kinh đô nước Nga vào năm 1712. Người ta đã ca ngợi ông như một vị “Đại đế Ross toàn nước Nga”, hay “Cha của Tổ quốc”.

Dưới thời Peter Đại đế, ông đã có rất nhiều thành tựu, có thể kể tới là việc ông áp dụng niên lịch theo Tây Âu; Xây căn cứ đầu tiên của Hải quân Nga ở Taganrog; Quy định quốc kỳ của Nga cho đến khi đế quốc Nga cáo chung vào năm 1917, rồi được phục hồi cho nước Nga hiện nay.

Sa hoàng còn học đóng tàu và được cấp chứng chỉ tốt nghiệp. Ông cho cử hành lễ ở tất cả thánh đường nước Nga vào ngày đầu năm theo niên lịch mới; Phụ nữ Hoàng gia được giải thoát khỏi chế độ biệt lập hà khắc trong cấm cung; Mọi quyết định về hôn nhân phải là tự nguyện, hai bên trai gái phải gặp nhau ít nhất sáu tuần trước khi kết hôn.

Sa Hoàng còn lập hệ thống chữ cái mới để in sách Nga văn; Tàu chiến nước Nga mang cờ hiệu của Sa hoàng thực hiện một cuộc hải hành đơn độc và tự do trên vùng biển do Sultan của đế quốc Ottoman kiểm soát; Thành phố Saint Petersburg được xây dựng từ bãi đầm lầy, trở thành kinh đô mới của nước Nga. Peter Đại đế cũng Thành lập Thượng viện; Thành lập Viện Hàn lâm Khoa học Nga; Cho phép Sa hoàng đương quyền chỉ định người kế vị…

Peter dai de anh 2

Sách Peter Đại đế dự kiến có bản tiếng Việt vào tháng 6. Ảnh: B.V.

Với văn phong lôi cuốn, kết hợp nghiên cứu chi tiết và phân tích sắc bén, Robert K. Massie giúp chúng ta có một cái nhìn sâu sắc và toàn diện về Peter Đại đế, được tôn vinh là “Người Cha của Tổ quốc”, một trong những nhà lãnh đạo kiệt xuất nhất trong lịch sử nước Nga. Peter Đại đế đã dấn thân vào một hành trình cải cách sâu rộng nhằm đưa nước Nga thoát khỏi tình trạng lạc hậu và vươn lên thành một cường quốc.

Ngay từ khi còn trẻ, Peter đã thể hiện bản năng học hỏi không ngừng nghỉ, luôn tìm cách tiếp thu những tiến bộ về kỹ thuật, quân sự và văn hóa từ các quốc gia tiên tiến của châu Âu. Ông không chỉ quan sát mà còn thực sự tham gia vào công việc, từ việc xây dựng tàu thuyền đến quản lý nhà nước, với mục tiêu đưa nước Nga trở thành một “nước Nga mới”, hiện đại và hùng mạnh. Dưới sự lãnh đạo của ông, nước Nga đã mở rộng biên giới, cải thiện quân đội, và xây dựng một nền kinh tế mạnh mẽ dựa trên công nghiệp và thương mại.

Peter Đại đế vừa là một vị vua, đồng thời là một nhà chiến lược tài ba, người đã định hình tương lai của nước Nga qua nhiều thế kỷ. Di sản của ông vẫn còn vang vọng trong lòng người Nga và trong những trang sử của nhân loại.

Peter Đại đế không chỉ là chân dung một nhà cai trị mà còn là câu chuyện về khát vọng cải cách, tầm nhìn chiến lược và sức mạnh kiến thiết một dân tộc.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@znews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Nếu không có đế quốc Ottoman, lịch sử thế giới có thể đã rất khác

Dưới triều đại của Suleiman Đại đế, Ottoman không chỉ là một siêu cường quân sự mà còn kiểm soát những tuyến đường thương mại huyết mạch, định hình văn hóa, tôn giáo và chính trị của ba châu lục.

Tham vọng thành Vua thế gian của Alexander đại đế

Người khác có thể thỏa mãn khi quyền lực trong tay được củng cố và ngồi hưởng những hoa trái của một đế chế rộng lớn, nhưng Alexander vĩ đại thì khác.

Di sản khắp thế giới của Alexander đại đế

Khá chắc chắn khi nói rằng nếu không có vị Hoàng đế Macedonia này cùng những chiến công của ngài thì nền triết học, nghệ thuật và văn học của Hy Lạp cổ đại đã không có tầm ảnh hưởng to lớn như thế lên cuộc sống con người trong suốt hơn hai nghìn năm.

Nguon thu cot tu cua bao chi hinh anh

Nguồn thu cốt tử của báo chí

0

Dù đa dạng hóa mô hình kinh doanh là điều báo chí cần làm, ông Trần Xuân Toàn cho rằng doanh thu từ bạn đọc vẫn là doanh thu bền vững. Nguồn doanh thu này cũng giúp báo chí giữ tính độc lập, phản biện xã hội.

Hà Giang

Bạn có thể quan tâm