Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuốn sách dựa trên câu chuyện có thật về cậu bé tị nạn

“Lấy nước đường xa” là câu chuyện có thật về Salva, một trong số những cậu bé bị buộc phải rời khỏi ngôi làng của mình vì cuộc nội chiến giữa hai miền tại Sudan.

Lấy nước đường xa là tác phẩm hư cấu của tác giả Linda Sue Park, được xuất bản năm 2010. Cuốn tiểu thuyết được lấy cảm hứng dựa trên câu chuyện có thật về Salva Dut - cậu bé 11 tuổi phải sống giữa chiến tranh tại Sudan.

Salva và hàng nghìn đứa trẻ khác phải đi hàng trăm dặm trên sa mạc, đối mặt với đói khát và sự tấn công của sư tử, cá sấu cũng như của phiến quân để tìm đến các trại tị nan. Chúng trở nên bơ vơ sau khi buộc phải rời khỏi ngôi làng của mình.

Cuối cùng, Salva được tái định cư ở Mỹ, nơi anh bắt đầu tổ chức phi lợi nhuận "Nước cho Nam Sudan" (Water for South Sudan) và bắt tay vào các dự án lắp đặt giếng nước sâu ở những ngôi làng hẻo lánh đang rất thiếu thốn nước sạch.

Lay nuoc duong xa anh 1

Lấy nước đường xa từng chiếm được cảm tình của rất nhiều độc giả và lọt vào danh sách bán chạy của New York Times. Ảnh: Tieuthuy.

Một cuốn sách - hai câu chuyện giao thoa đầy cảm xúc

Lấy nước đường xa từng lọt vào danh sách bán chạy nhất của New York Times. Cuốn sách bắt đầu bằng hai câu chuyện, được tác giả dẫn dắt xen kẽ lẫn nhau trong mạch truyện chính. Đó là cuộc đời của hai đứa trẻ ở hai thời kỳ khác nhau, hai bộ tộc đối lập nhau tại Sudan, một cô bé sinh năm 2008 và một cậu bé sinh năm 1985.

Nya - cô bé 11 tuổi - luôn phải đi bộ 8 tiếng một ngày để lấy đủ nước cho gia đình tại một cái ao đã bị ô nhiễm. Và tất nhiên, Nya không có cơ hội cũng như thời gian để làm những việc khác như học tập, vui chơi... Vòng tuần hoàn vất vả ấy chỉ dừng lại khi có một người lạ xuất hiện trong làng. Anh ta đào giếng để cung cấp nước, xây trường để cho lũ trẻ có chỗ học.

Salva - cậu bé 11 tuổi - thì lại phải chịu đựng một hoàn cảnh khác. Giống như hàng nghìn đứa trẻ khác phải sống giữa cuộc nội chiến ở Sudan, Salva đã phải lưu lạc qua nhiều nơi của châu Phi kể từ khi chiến tranh xảy ra, từ Ethiopia cho đến Kenya. Cuối cùng, Salva may mắn sống sót và được một gia đình nhận nuôi tại Mỹ.

Câu chuyện của Nya và Salva đã giao thoa với nhau một cách đánh kinh ngạc và cảm động! Nya đã kết thúc hành trình đi bộ 8 tiếng mỗi ngày để lấy nước của mình. Còn Salva vẫn tiếp tục hành trình mang nước sạch đến cho người dân Sudan khác!

Câu chuyện sâu sắc về cuộc đời của Salva khuyến khích tất cả hãy tiếp tục bước đi, ngay cả khi đối mặt với những thách thức lớn nhất của cuộc đời.

Hơn 10 năm lưu nụ cười trên khắp miền đất nước

Cuối tháng 3 tới đây, nhiếp ảnh gia đường phố Trần Thế Phong sẽ cho ra mắt tập sách ảnh thứ 10 của anh mang tên "Cười".

Chương trình sách quốc gia sẽ được thực hiện trong 5 năm

Chương trình sách mang tầm quốc gia, bao quát tinh hoa của dân tộc và thế giới, hướng đến mọi tầng lớp bạn đọc, sẽ được triển khai trong thời gian tới.

Hứa Mộc

Bạn có thể quan tâm