Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuộc thảo luận bí mật của Mỹ, Nhật giữa lúc Trung Quốc đe dọa Đài Loan

Nhiều chuyên gia cho biết Mỹ và Nhật Bản đã và đang thảo luận các kế hoạch quân sự bí mật, chuẩn bị cho trường hợp xung đột leo thang giữa Trung Quốc và đảo Đài Loan.

Bắt đầu từ cuối nhiệm kỳ của chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump, các quan chức quân sự Mỹ và Nhật Bản đã bắt đầu chuẩn bị cho khả năng xung đột leo thang giữa Trung Quốc đại lục và đảo Đài Loan, theo nguồn tin từ Financial Times.

Bản kế hoạch đề ra một số hoạt động, bao gồm diễn tập huấn luyện quân sự tuyệt mật và các cuộc tập trận chung tại Biển Đông và biển Hoa Đông.

Mối nguy từ Trung Quốc

Năm 2019, cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe quyết định mở rộng kế hoạch quân sự, do lo sợ mối đe dọa từ phía Trung Quốc tới đảo Đài Loan và tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.

Dưới thời Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Yoshihide Suga, kế hoạch này vẫn tiếp tục.

Cả Mỹ và Nhật Bản đều lo lắng khi Trung Quốc điều thêm 28 máy bay chiến đấu, máy bay ném bom vào vùng nhận dạng phòng không của đảo Đài Loan vào ngày 15/6.

Tàu hải quân, không quân và tuần duyên Trung Quốc cũng ngày càng hoạt động tích cực xung quanh đảo Senkaku/Điếu Ngư - quần đảo do Nhật Bản quản lý nhưng Trung Quốc đại lục và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền.

my nhat hop tac o bien dong anh 1

Căng thẳng gia tăng tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: Reuters.

Trung Quốc luôn khẳng định đảo Đài Loan là một phần của lãnh thổ nước này. Tuy chính quyền Trung Quốc đại lục nhấn mạnh họ muốn thống nhất đảo Đài Loan thông qua biện pháp hòa bình, Bắc Kinh không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để giành quyền kiểm soát hòn đảo.

“Theo nhiều cách, Trung Quốc đã thúc đẩy Mỹ và Nhật Bản xích lại gần nhau, đồng thời hướng suy nghĩ mới về phía đảo Đài Loan”, Financial Times dẫn lời Randy Schriver - người từng là quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc phụ trách vấn đề về châu Á - nói.

Tăng cường hợp tác

Từ lâu, Mỹ đã muốn Nhật Bản - đồng minh ký kết hiệp ước phòng thủ chung - cùng nhau tiến hành nhiều kế hoạch quân sự. Tuy nhiên, hành động của Nhật Bản lại bị hạn chế bởi hiến pháp hòa bình hậu chiến.

Trở ngại đó đã phần nào được giải quyết khi vào năm 2015, khi chính phủ ông Abe giải thích rằng Hiến pháp vẫn cho phép Nhật Bản hành động để bảo vệ các đồng minh.

Khi hai đồng minh bắt đầu tăng cường lập kế hoạch, Nhật Bản đã đề nghị Mỹ chia sẻ kế hoạch về Đài Loan của nước này, nhưng Lầu Năm Góc từ chối vì muốn tập trung vào thúc đẩy lập kế hoạch giữa hai nước theo từng giai đoạn. Một cựu quan chức Mỹ cho biết mục tiêu cuối cùng là để hai đồng minh tạo ra một kế hoạch quân sự tổng hợp cho phía đảo Đài Loan.

Nguồn tin từ Financial Times cho hay quân đội Mỹ và Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã nhiều lần tập trận chung - vốn được coi là huấn luyện cứu trợ thảm họa - ở Biển Đông. Hai bên cũng liên tục tổ chức các cuộc tập trận quân sự xung quanh Senkaku/Điếu Ngư nhằm chuẩn bị cho trường hợp xảy ra đụng độ quân sự giữa Trung Quốc và Đài Loan.

“Một số hoạt động huấn luyện của Mỹ có thể thay đổi tùy hoàn cảnh”, ông Schriver nói, đồng thời cho biến thêm các cuộc tập trận có trong “kịch bản cứu trợ thảm họa” sẽ “áp dụng trực tiếp” cho bất kỳ cuộc xung đột nào xung quanh Senkaku/Điếu Ngư hoặc eo biển Đài Loan.

Mark Montgomery - đô đốc đã nghỉ hưu, người chỉ huy nhóm tàu sân bay USS George Washington - cho biết Lầu Năm Góc cần “biết rõ” về sự hỗ trợ mà Nhật Bản có thể cung cấp, trong trường hợp Đài Loan và Trung Quốc có xung đột.

my nhat hop tac o bien dong anh 2

Hệ thống phòng thủ bờ biển sử dụng tên lửa chống hạm Type-12 của Nhật Bản. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nhật Bản.

Các nhà ngoại giao Mỹ và Nhật Bản đang xem xét các vấn đề pháp lý liên quan đến bất kỳ hành động quân sự chung nào, bao gồm việc tiếp cận các căn cứ và hình thức hỗ trợ hậu cần mà Nhật Bản có thể cung cấp cho lực lượng của Mỹ.

Trong trường hợp xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Đài Loan leo thang, Mỹ sẽ dựa vào các căn cứ không quân ở Nhật Bản. Tuy nhiên, điều đó sẽ khiến Tokyo bị lôi kéo vào cuộc xung đột, đặc biệt là khi Bắc Kinh muốn phá hủy các căn cứ quân sự nhằm cản trở Washington.

Một quan chức cho rằng Mỹ và Nhật Bản cần khẩn trương thiết lập một cơ chế chia sẻ thông tin ba bên với Đài Loan về các hoạt động hải quân và không quân Trung Quốc, đặc biệt là xung quanh eo biển Miyako ở phía đông Đài Loan. Một quan chức khác cho biết ba bên đã có bước tiến "nhỏ nhưng quan trọng" trong năm 2017, khi đồng ý chia sẻ mã máy bay quân sự.

Theo Financial Times, kể từ đó, hợp tác giữa Đài Loan và Nhật Bản tăng lên đáng kể, bởi Tokyo nhận ra được tầm quan trọng của hòn đảo đối với chính an ninh nước này.

“Chính quyền Nhật Bản ngày càng công nhận, thậm chí thừa nhận một cách công khai, việc bảo vệ đảo Đài Loan quan trọng không kém việc bảo vệ chính nước này”, Heino Klinck - cựu quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc, người đã giám sát mối quan hệ quân sự giữa Nhật Bản và đảo Đài Loan từ cuối năm 2019 cho đến hết nhiệm kỳ của ông Trump - chia sẻ.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết Tokyo và Washington sẽ tiếp tục cập nhật kế hoạch chung sau bản sửa đổi năm 2015, nhưng từ chối cung cấp thêm bất kỳ chi tiết nào. Lầu Năm Góc hiện chưa bình luận về vấn đề này.

Ấn Độ thử nghiệm drone để vận chuyển vaccine

Hai máy bay không người lái (drone) được thử nghiệm ở bang Karnataka, Ấn Độ với hy vọng có thể trở thành phương tiện cung cấp thuốc cũng như vaccine Covid-19 đến vùng sâu vùng xa.

ĐS Kritenbrink: 'Trung Quốc là phép thử địa chính trị lớn nhất của Mỹ'

Đại sứ Daniel Kritenbrink, người được Tổng thống Mỹ Joe Biden đề cử làm trợ lý ngoại trưởng phụ trách Đông Á, gọi Trung Quốc là "phép thử địa chính trị lớn nhất của nước Mỹ".

Mỹ xem xét lập lực lượng hải quân thường trực để ứng phó Trung Quốc

Mỹ có khả năng thành lập lực lượng đặc nhiệm hải quân thường trực ở Thái Bình Dương để chống lại việc Trung Quốc không ngừng gia tăng sức mạnh quân sự trong khu vực.

Phương Linh

Bạn có thể quan tâm