Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuộc tàn sát ở Ethiopia khiến hơn 200 người chết

Các nhân chứng ở Ethiopia hôm 19/6 cho biết hơn 200 người dân tộc Amhara đã bị giết trong một cuộc tấn công ở vùng Oromia, do nhóm phiến quân Lực lượng Giải phóng Oromo gây ra.

Đây là một trong những vụ tấn công chết chóc nhất trong ký ức gần đây khi căng thẳng sắc tộc tiếp tục leo thang ở quốc gia đông dân thứ hai của châu Phi, theo Guardian.

“Tôi đã đếm được 230 thi thể. Tôi e rằng đây là vụ tấn công đẫm máu nhất nhằm vào dân thường mà chúng tôi từng chứng kiến trong đời”, Abdul-Seid Tahir, một cư dân của quận Gimbi, nói với hãng tin AP sau khi thoát khỏi vụ tấn công hôm 18/6.

“Chúng tôi đang chôn cất các nạn nhân trong những ngôi mộ tập thể, và vẫn đang thu thập thi thể. Các đơn vị quân đội liên bang đã đến, nhưng chúng tôi lo sợ rằng những cuộc tấn công có thể tiếp diễn nếu họ rời đi ”, Abdul-Seid Tahir nói thêm.

hon 200 nguoi chet anh 1

Một chiếc xe chở khách ở Oromia. Ảnh: AFP.

Shambel, một nhân chứng khác chỉ nêu tên và xin giữ kín họ vì lo ngại cho sự an toàn của bản thân, nói rằng cộng đồng Amhara địa phương đang tuyệt vọng tìm cách tháo chạy “trước khi một đợt giết người hàng loạt khác xảy ra”. Ông cho biết người dân tộc Amhara - định cư trong khu vực khoảng 30 năm trước trong các chương trình tái định cư - đã bị "giết như gà".

Cả hai nhân chứng đều đổ lỗi cho nhóm Lực lượng Giải phóng Oromo (OLA) về các cuộc tấn công. Trong một tuyên bố, chính quyền khu vực Oromia cũng cáo buộc OLA, nói rằng phiến quân này đã tấn công “sau khi không thể chống lại các hoạt động do lực lượng an ninh liên bang phát động”.

Odaa Tarbii, người phát ngôn của OLA, phủ nhận cáo buộc. "Cuộc tấn công do quân đội và dân quân địa phương gây ra khi họ rút khỏi doanh trại ở Gimbi sau các cuộc phản công gần đây của chúng tôi", người phát ngôn này khẳng định trong thông điệp gửi tới AP.

"Họ chạy trốn tới vùng được gọi là Tole và tại đó họ tấn công cư dân địa phương, phá hủy tài sản để trả đũa cho sự ủng hộ của cư dân đối với OLA. Các chiến binh của chúng tôi thậm chí chưa tới khu vực khi các cuộc tấn công nổ ra", ông Odaa Tarbii cho biết thêm.

Siêu đập thủy điện hơn 4 tỷ USD đi vào hoạt động

Ethiopia ngày 20/2 đã chính thức sản xuất điện từ đập Đại Phục Hưng, con đập lớn nhất châu Phi nhưng vướng nhiều tranh cãi từ các quốc gia lưu vực sông Nile.

Trẻ suy dinh dưỡng, gia súc chết đầy đất vì nạn đói ở Ethiopia

Hàng triệu người rơi vào cảnh thiếu lương thực và nước uống trầm trọng tại Ethiopia - đất nước đang phải vật lộn với nội chiến, hạn hán và suy thoái kinh tế.

Trần Hoàng

Bạn có thể quan tâm