Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuộc sống trên hòn đảo mà dân không dám xây mộ

Chính quyền một thị trấn ở Mỹ cấm người dân xây các công trình mới, bao gồm cả mộ trong bối cảnh thành phố sắp chìm dưới nước bởi tình trạng xói mòn.

Khoảng 80% người dân trong thị trấn không có nhà vệ sinh
Người dân trong thị trấn Kivalina muốn chuyển tới nơi khác, song họ chưa biết nên tới chỗ nào. Ảnh: The Los Angeles Times

Kivalina là một thị trấn trên hòn đảo chia đôi biển Chukchi thuộc bang Alaska của Mỹ. Nằm cách Vòng Bắc Cực khoảng 132 km, nó là nơi 403 người thuộc bộ lạc Inupiat trú ngụ. Lực lượng Công binh Lục quân Mỹ khẳng định nước biển có thể nhấn chìm Kivalina vào năm 2050. Hiện tại, cứ sau mỗi trận bão, diện tích đảo lại giảm, The Los Angeles Times đưa tin.

Diện tích đảo giảm không phải do nước biển tăng, mà do hiện tượng xói mòn. Trước đây đảo cao hơn mực nước biển tới 120 m, nhưng ngày nay nó chỉ còn cao hơn mực nước biển từ 1,8 tới 3 m.

Trước đây những cơn bão mùa đông không thể tấn công Kivalina do băng trên biển tạo thành những bức tường tự nhiên để bảo vệ làng. Song ngày nay băng không thể hình thành do hiện tượng trái đất ấm lên.

Chính quyền và người dân xây một đập dọc theo bãi biển vào năm 2008 để chống bão, song họ vẫn phải sơ tán vào năm 2011, khi một cơn bão tràn qua.

Cuộc sống trên quốc đảo sắp biến mất

Quốc đảo Marshall đang đối mặt với tương lai bấp bênh bởi biến đổi khí hậu. Nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm 2 độ C, quần đảo giữa Thái Bình Dương sẽ chìm xuống đáy biển.

Do thời gian tồn tại của Kivalina chỉ còn vài năm, chính quyền ngừng đầu tư tiền vào cơ sở hạ tầng của thị trấn nên đời sống của người dân ngày càng tệ. Thậm chí người dân phải đưa xác người chết từ nghĩa trang của thị trấn tới nơi khác do lo ngại nước biển sẽ cuốn xác.

Hiện tại 80% người dân không có nhà vệ sinh theo đúng tiêu chuẩn và họ phải sử dụng những nhà vệ sinh tự chế. Họ phải mua nước từ nơi khác. 154 học sinh chen chúc trong trường, song chính quyền vẫn không xây trường mới.

Phần lớn người dân ở Kavalina muốn chuyển thị trấn tới nơi khác, song họ phải đối mặt với một câu hỏi: Ai sẽ trả tiền cho việc di dời và thị trấn sẽ chuyển tới đâu?

"Đây là nơi tôi lớn lên, nơi tôi biết mọi người. Nhưng chúng tôi phải tới nơi khác do đại dương đang lấy dần đất của chúng tôi", Shelby Adams, một thiếu niên trong thị trấn, nói.

Thịt hải cẩu và tuần lộc là thực phẩm quan trong đối với người dân ở Kivalina. Nhưng hiện tại số lượng tuần lộc và hải cẩu giảm mạnh do thời tiết ấm dần.

"Thông thường chúng tôi cần 80 tới 100 con hải cẩu cho cả thị trấn. Nhưng năm nay chúng tôi chỉ hy vọng bắt 8 con hải cẩu. Giờ đây người dân không còn thịt hải cẩu sấy khô và mỡ trong nhà nữa", ông Millie Hawley, một người dân ở Kivalina, nói.

Cuộc sống của bộ tộc ăn thịt sống ở Bắc Cực (kỳ 2)

Hoạt động hàng ngày của người Nenets gắn chặt với tuần lộc. Chúng là nguồn thực phẩm chính của họ, và cũng là nguyên liệu để họ làm quần, áo, giày, mũ và nhiều vật dụng khác.

Kim Ngân

Bạn có thể quan tâm