Cho tới nay, 41% loài lưỡng cư và 25% động vật có vú đang bị đe dọa tuyệt chủng. Ảnh: Guardian |
Một trong những phát hiện đáng báo động nhất do Đại học Stanford, Princeton và Berkeley của Mỹ đưa ra là số lượng các loài động vật có xương sống đang biến mất với tốc độ cao hơn 114 lần so với bình thường.
Cụ thể, từ năm 1900, 400 loài động vật có xương sống đã tuyệt chủng và bình thường sự mất mát này chỉ được phép xảy ra trong vòng 10.000 năm.
Cho tới nay, 41% các loài lưỡng cư và 25% động vật có vú đang bị đe dọa tuyệt chủng. Nguyên nhân được cho là do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và nạn phá rừng.
Hệ sinh thái bị phá hủy đồng nghĩa với việc những lợi ích thiên nhiên như việc thụ phấn của loài ong sẽ biến mất trong vòng 3 thế hệ loài người nữa.
Nếu loài ong biến mất, thế giới sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng vì thiếu rau xanh và trái cây. Các nhà khoa học cho rằng, tình hình chỉ có thể được cứu vãn thông qua công tác bảo tồn tích cực và ngay lập tức.
Giai đoạn tuyệt chủng mới này được cho là giai đoạn thứ 6. Thời kỳ tuyệt chủng gần đây nhất gắn liền với sự biến mất của loài khủng long.