Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BRANDVOICE

Cuộc sống thay đổi của những chủ nhà hàng nhỏ và bác tài công nghệ

Gần một thập niên qua, công nghệ góp phần thay đổi cuộc sống hàng triệu người, trong đó có những chủ nhà hàng, tài xế vốn quen với phương thức kinh doanh và cách làm truyền thống.

Gần một thập niên qua, công nghệ góp phần thay đổi cuộc sống hàng triệu người, trong đó có những chủ nhà hàng, tài xế vốn quen với phương thức kinh doanh và cách làm truyền thống.

7h sáng, quán bún, bánh đa cá Hải Phòng nằm trên phố Thái Hà (Hà Nội) của anh Vũ Văn Thắng bắt đầu tấp nập người ra vào. Nằm ở quận trung tâm, gần nhiều công ty, doanh nghiệp… quán của anh phục vụ lượng khách chủ yếu là dân văn phòng. Bún, bánh đa cá cũng là món dễ ăn nên được rất nhiều người lựa chọn làm bữa sáng, bữa trưa hàng ngày.

Vừa phục vụ khách ăn tại chỗ buổi sáng, vợ chồng anh Thắng vừa tranh thủ chuẩn bị những suất ăn trưa để kịp giao cho khách sau đó vài giờ. Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, công việc kinh doanh của gia đình anh có nhiều thay đổi, tích cực hơn trước nhiều phần.

Không như nhiều cơ sở kinh doanh phải đóng cửa vì thua lỗ trong thời dịch, quán bún, bánh đa cá Hải Phòng của anh Thắng lại coi yếu tố này là đòn bẩy để phát triển. Khởi nghiệp từ năm 2012 và duy trì bán hàng theo phương thức truyền thống, đến 2019, anh Thắng quyết định trở thành đối tác nhà hàng GrabFood. Áp dụng công nghệ, doanh số trong và sau đợt dịch của quán tăng trưởng vượt bậc. Đến nay, số đơn “nổ” qua ứng dụng thậm chí nhiều hơn lượng khách tới ăn trực tiếp.

“Grab đã trở nên quen thuộc với người Việt từ nhiều năm nay. Đi đâu cũng thấy mọi người nói ‘Grab đi’ như câu cửa miệng. Đặc biệt là dân văn phòng - những người thường xuyên đặt đồ ăn trưa về công ty. Độ phủ lớn là lý do gia đình tôi gắn bó với ứng dụng này từ những ngày đầu”, anh Thắng cho biết.

Grab 8 nam anh 1

Một chủ quán ăn nhỏ với nhiều năm kinh doanh truyền thống như anh không nghĩ có ngày thương hiệu của gia đình được cả những thực khách cách xa hàng chục km biết tới. Từ khi hợp tác GrabFood, lượng khách ngày càng tăng. Trong đó, có nhiều người đặt hàng qua ứng dụng dù chưa đến quán lần nào, cũng không ít khách vì ăn ngon miệng đã đi hàng chục km để tới tận nơi.

Anh Thắng chia sẻ: “Quán của tôi ở Thái Hà nhưng phục vụ cả những khách ở tận khu vực Thiên Đường Bảo Sơn hay huyện Gia Lâm. Tôi cũng có một khách đặt hàng tới gần 30 ngày/tháng, đến giờ vẫn duy trì như vậy”.

Giải bài toán kinh doanh trong thời đại số nhờ Grab, anh Thắng hy vọng hãng tiếp tục triển khai nhiều chương trình hỗ trợ, thúc đẩy doanh số cho đối tác nhà hàng. Anh cho rằng việc các chủ quán áp dụng khuyến mại giúp thương hiệu phủ sóng rộng rãi, từ đó thu hút nhiều khách hàng hơn. Nhận được nhiều ưu đãi khi đặt hàng, người dùng cũng có xu hướng gắn bó và trở thành những khách hàng thân thiết. Khi lượng khách cùng doanh số tăng, các chủ nhà hàng như anh Thắng lại tiếp tục duy trì chạy những dịch vụ này.

Đều đặn vào 11h hàng ngày, cạnh tấm biển hiệu màu đỏ được đặt gọn gàng trong một con ngõ trên đường Phạm Ngọc Thạch (Hà Nội), hàng dài shipper áo xanh lá đang đứng chờ. Đó là “giờ cao điểm” của gia đình anh Phùng Tuấn Ninh - chủ quán bún sườn chua có tiếng ở thủ đô.

“So với thời điểm đầu chỉ bán hàng theo phương thức truyền thống, doanh thu cửa hàng lúc này đã tăng ít nhất 7-8 lần, phần lớn là nhờ hợp tác với các ứng dụng giao đồ ăn”, anh Ninh chia sẻ. Nhận đơn, thái thịt, chan bún, đóng hộp… mỗi thành viên trong gia đình được chuyên môn hóa như dây chuyền chuyên nghiệp để trả kịp đơn cho các bác tài.

Grab 8 nam anh 2

Năm 2016, anh Ninh mở ra bước ngoặt trong đời: Bỏ công việc văn phòng ổn định để phát triển thương hiệu bún sườn chua của gia đình bằng một cơ sở mới. Giữ mô hình kinh doanh truyền thống - bán hàng tại chỗ - từ thời bố mẹ, quán của anh đón lượng khách ổn định trong suốt giai đoạn 2016-2020, cho đến khi Covid-19 bùng phát.

“Dịch bệnh xuất hiện khiến lượng khách đến quán ngày một thưa, rồi không còn ai khi lệnh giãn cách được áp dụng toàn thành phố. Ngay khi đã ‘bình thường mới’, việc phục hồi cũng không hề đơn giản. Sau thời gian dài tìm hiểu, tôi thấy Grab là ứng dụng có thể kết hợp để phát triển kinh doanh. Quan trọng hơn, Grab có lượng người dùng đông đảo”, anh Ninh kể lại. Tháng 10/2021, quán bún sườn chua trên đường Phạm Ngọc Thạch chính thức “chào sân” GrabFood.

2 tháng sau khi gia nhập “đại gia đình” Grab, anh Ninh chứng kiến việc kinh doanh của gia đình thay đổi đáng kể. Lượng đơn đặt trực tuyến không những nhiều lên mỗi ngày, mà còn áp đảo doanh số bán tại chỗ. Một phần nhờ anh quyết định tham gia thêm những chương trình quảng cáo, khuyến mại từ GrabFood. Với anh, khoản phí bỏ ra không phải vấn đề, bởi lợi ích thu về hoàn toàn xứng đáng.

Sau một tháng “đầu tư” vào các chương trình này, doanh thu của quán bún sườn chua tăng 3-4 lần. Từ một nhân viên văn phòng làm công việc 8 tiếng mỗi ngày, anh giờ đã là chủ quán ăn nổi tiếng với tổng doanh số có thời điểm đạt tới 10.000 USD/tháng (tương đương 250 triệu đồng).

“Tôi đặc biệt ấn tượng với những chương trình quảng cáo, khuyến mại này. Grab làm truyền thông tốt, thương hiệu bún sườn chua của gia đình tôi cũng tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Thời gian tới, nếu gia đình tôi mở thêm cơ sở, hy vọng GrabFood vẫn sẽ đồng hành và hỗ trợ nhiệt tình như bây giờ”, anh chia sẻ.

Hình ảnh shipper áo xanh xếp thành hàng dài trước cửa quán vừa là niềm vui, vừa là động lực với anh Ninh. Gần một năm qua, nhờ những buổi trưa “tối mắt tối mũi” đó, gia đình anh đã có một cuộc sống đủ đầy hơn trước nhiều phần. “Hợp tác với Grab, tôi chỉ được chứ không mất gì. Có chăng là mệt hơn trước vì phải làm nhiều. Tuy nhiên, thành quả thu về rất xứng đáng. Tài chính tự do hơn, tôi có thể sắm sửa và đưa gia đình đi du lịch mà không phải đắn đo”, chủ quán 9X chia sẻ.

Bên cạnh những nhà hàng nhỏ, trong hành trình 8 năm phát triển kể từ khi gia nhập thị trường Việt Nam, Grab đã góp phần thay đổi thay đổi cuộc sống của hàng nghìn đối tác tài xế. Ở đó, họ không chỉ có cơ hội thu nhập ổn định, mà còn có thể tiếp cận với những chương trình hỗ trợ.

Grab 8 nam anh 3

Sau nhiều năm chạy xe tải đường dài, năm 2017, anh Đức Lê quyết định trở thành đối tác của GrabCar với mong muốn tăng thu nhập và có thêm thời gian chăm lo cho cuộc sống gia đình.

Xuất phát điểm là người làm công việc “đơn thương độc mã”, anh Lê gặp không ít khó khăn khi chuyển sang làm tài xế GrabCar. Tuy nhiên, anh sớm vượt qua những rào cản như sử dụng công nghệ, bí quyết chăm sóc khách hàng… nhờ sự hỗ trợ của Grab cùng các anh em trong tổ đội.

Cũng như nhiều người, cuộc sống của gia đình anh Lê đảo lộn khi dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam. Diễn biến phức tạp của dịch bệnh cùng các quy định giãn cách xã hội toàn thành phố khiến lượng khách đi xe ngày càng thưa thớt. Trong khi đó, hàng tháng, anh vẫn phải trang trải sinh hoạt phí cho gia đình, quan trọng nhất là khoản trả góp mua ôtô.

Các chương trình hỗ trợ tài chính như vay tín chấp, mua điện thoại trước trả sau… như chiếc “phao cứu sinh” giúp anh Lê giữa thời dịch. “Grab rất quan tâm đến đời sống của anh em tài xế. Nhờ chương trình hỗ trợ trả góp, tôi đã sắm được smartphone phục vụ công việc, TV mới cho gia đình… Đặc biệt, hãng đã đứng ra làm cầu nối để hỗ trợ tôi vay tín chấp từ ngân hàng VietinBank. Với số tiền đó, tôi có thể cân đối chi tiêu, sau đó trả góp từng tháng mà không phải căng đầu”, anh Lê chia sẻ.

Bên cạnh đó, càng chạy nhiều, giao lưu với tổ đội, anh càng có thêm nhiều cơ hội phát triển bản thân để làm dịch vụ chuyên nghiệp hơn. Tài xế này cho biết: “Nếu chăm chỉ và cầu tiến, mức thu nhập lên tới 8 chữ số mỗi tuần là hoàn toàn khả thi. Vất vả là vậy nhưng cuộc sống của tôi giờ đã thay đổi nhiều. Chi tiêu trong gia đình không còn thiếu thốn như trước, cần gì cũng có thể đáp ứng được”.

Xuyên suốt hành trình 8 năm tại Việt Nam, Grab đã và đang từng bước mở ra cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhiều người Việt. Hãng xe công nghệ này đã góp phần gỡ bỏ những nút thắt trong cuộc sống, không ngừng hoàn thiện nền tảng, từ đó mở ra cơ hội thu nhập cho những đối tác như anh Thắng, anh Ninh, anh Lê, giúp họ đạt được ước mơ của mình.

Giang Tuyết Mai

Ảnh: Ngọc Duy
Đồ họa: Hà Phi

Bạn có thể quan tâm