Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuộc sống cơ cực của bố mẹ Công Phượng

Mười ngày ra Hà Nội xem con trai đá bóng là những ngày tháng nhàn nhã hiếm hoi của bà Hoa. Ngay sau khi trở về nhà, bà phải tất tả ra đồng gặt lúa đỡ cho ông Bảy.

Bố Công Phượng làm nghề thợ xây, mẹ làm phụ hồ và có lúc làm buôn mớ rau, quả chuối để ăn chênh lệch. Tuy nhiên, khi đến vụ gặt thì cả nhà phải gác công việc thường nhật để gặt lúa cho kịp trước cơn bão. Hai vợ chồng ông bà còn gặt thuê cho hàng xóm để lấy ít tiền sinh nhai.
Bố Công Phượng làm nghề thợ xây, mẹ làm phụ hồ và có lúc buôn mớ rau, quả chuối để ăn chênh lệch. Tuy nhiên, khi đến vụ gặt thì cả nhà phải gác công việc thường nhật để gặt lúa cho kịp trước cơn bão. Hai vợ chồng ông bà còn gặt thuê cho hàng xóm để lấy ít tiền sinh nhai.

Nếu phải tự túc thì chắc chắn 100%, bà Hoa không thể có đủ điều kiện để ra Hà Nội xem Công Phượng thi đấu. Nhờ được bầu Đức đài thọ toàn bộ chi phí đi lại, ăn ở nên bà Hoa mới quyết định ra thủ đô "để hắn (Công Phượng) vui". Từ Đô Lương (Nghệ An), bà bắt xe ra Hà Nội ở nhà người quen gần sân Mỹ Đình để tiện đến xem "thằng Phượng đá bóng".

Anh trai Công Phượng ra Hà Nội cổ vũ em thi đấu

Đội trưởng của U19 Việt Nam sẽ được tiếp thêm động lực thi đấu khi một thành viên khác trong gia đình Công Phượng sẽ có mặt trên sân Mỹ Đình tối nay.

Thực ra, lúc đầu bà Hoa định từ chối vì mùa màng, nhà làm tới gần chục sào lúa không ai lo liệu. Thế nhưng, sợ Công Phượng tủi thân nên sau khi trao đổi với ông Bảy, bà Hoa mới khăn gói ra Hà Nội. Nhờ “lộc” của con trai, bà Hoa mới lần đầu được đi xa đến thế và có mặt ở “chảo lửa” Mỹ Đình với sự chào đón của không ít người. Hai con của bà Hoa từ miền Nam ra cổ vũ bóng đá cũng được bầu Đức đài thọ vé máy bay và chi phí ăn ở tại khách sạn.

Từ Hà Nội về lúc đêm khuya thì tờ mờ sáng hôm sau, bà Hoa đã phải ra đồng gặt lúa đỡ cho ông Bảy.
Từ Hà Nội về lúc đêm khuya thì tờ mờ sáng hôm sau, bà Hoa đã phải ra đồng gặt lúa đỡ cho ông Bảy.

Lần đầu ra thủ đô, cái gì với bà Hoa cũng lạ lẫm. Bà nói: "Tôi mới ra đây, chẳng biết đường xá mô nên chỉ ở một chỗ. Được xem hắn thi đấu trên sân vận động to đẹp, tôi sướng lắm".

Thế nhưng sau những ngày “thăng hoa” ấy, bà Hoa trở về và đối mặt với những áp lực mưu sinh của cuộc sống, như những gì bà đã phải trải qua hàng chục năm qua. Nhà làm gần chục sào lúa (của gia đình và làm thuê cho một số gia đình khác) nên gần 10 ngày bà Hoa ở Hà Nội, một mình ông Bảy lo không xuể. Thế nên vừa trở về từ Hà Nội, bà Hoa đã phải lao ngay ra đồng, kịp gặt lúa trước nỗi lo mưa bão ập đến, cướp đi cơm gạo.

Mẹ Công Phượng mong con trai luôn rắn rỏi

Mẹ và anh trai của đội trưởng U19 Việt Nam đã có mặt trên khán đài sân Mỹ Đình để chứng kiến và chia sẻ với nỗi buồn thua trận của Công Phượng.

Vui hơn vì trên cánh đồng có gặp ai đó, vợ chồng bà Hoa, ông Bảy luôn được hỏi thăm về Công Phượng để tiếp thêm động lực. Thế nhưng, lâng lâng với những thứ ấy không được vì nếu không tập trung lao động, vắt sức thì chẳng còn ai có thể làm việc giúp hai vợ chồng. Giữa trưa trời oi bức, hình ảnh hai vợ chồng với chiếc liềm, bó lúa mình đầy mồ hôi đủ để hiểu sự vất vả của họ.

Sau những ngày ở Hà Nội, bà Hoa trở về lòng phấn chấn nhưng kèm theo đó là không ít nỗi lo. Bà thực sự mong muốn, mọi người tung hô Công Phượng ít thôi. “Phượng còn trẻ, tui sợ mọi người khen nhiều quá nó bị ảo tưởng. Trẻ con mắc bệnh đó dễ sa ngã lắm, gia đình thực sự lo điều đó”, bà Hoa tâm sự.

Ông Bảy là thợ xây, quanh năm chạy theo các công trình. Còn bà Hoa là dân buôn, một ngày có khi đạp xe cả mấy chục cây số chỉ để bán bó rau, quả chuối ăn chênh lệch. Thời gian gần đây, do bận mùa màng và xây nhà nên hai vợ chồng đã phải gác lại công việc quen thuộc của mình. Ngày ngày, ông Bảy là thợ xây, bà Hoa là phụ hồ, chỉ thuê thêm vài thợ khác khi cần để tiết kiệm kinh phí.

Công việc hàng ngày cực nhọc nhưng ông Bảy, bà Hoa chẳng bao giờ than khổ và luôn động viên Công Phượng nỗ lực hết mình để thành tài.
Công việc hàng ngày cực nhọc nhưng ông Bảy, bà Hoa chẳng bao giờ than khổ và luôn động viên Công Phượng nỗ lực hết mình để thành tài.

Công Phượng thành tài, triệu triệu người biết tới, bà Hoa, ông Bảy mừng vui khôn xiết. Tuy nhiên, cả hai vợ chồng cũng chỉ xem đó là động lực để tiếp tục cuộc sống, chứ không nghĩ rằng, Phượng nổi tiếng rồi cả nhà được nhờ.

Trước đây và cho đến tận bây giờ, lúc Công Phượng đã trở thành một “thần đồng” bóng đá Việt Nam thì nỗi vất vả của ông Bảy, bà Hoa cũng không hề vơi đi. Có chăng sự thay đổi đó là động lực, khi nhờ Phượng, đôi vợ chồng này có nhiều niềm tin hơn vào tương lai.

Ngôi nhà mới của gia đình Công Phượng

Trên nền ngôi nhà cũ lụp xụp, cứ đến những ngày mưa bão là cả nhà phải chạy sang hàng xóm ở nhờ, bố mẹ Công Phượng đang xây ngôi nhà mới từ tiền đóng góp của các con.

Vĩnh Yên

Bạn có thể quan tâm