Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuộc giao lưu xúc động của những chiến sĩ Biệt động Sài Gòn một thời

Sáng ngày 2/2, tại đường sách TP.HCM diễn ra chương trình giao lưu giữa lực lượng Biệt động Sài Gòn – Gia Định – Chợ Lớn trong chiến dịch Mậu Thân 1968.

Đây là sự kiện nằm trong đợt hoạt động “Ký ức xuân Mậu Thân 1968” – Kỷ niệm 50 năm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968–2018 do Thành Đoàn TP.HCM, đường sách TP.HCM và công ty cổ phần văn hóa Phương Nam tổ chức từ ngày 30/1 đến 4/2/2018.

Nếu Lễ khai mạc đợt hoạt động vào ngày 30/1 xoay quanh những câu chuyện cảm động của cánh Thành Đoàn, những hoạt động đấu tranh hừng hực khí thế trên mặt trận văn hóa của học sinh sinh viên Sài Gòn, thì buổi giao lưu “Ký ức Mậu Thân” lại là những câu chuyện hào hùng trên mặt trận vũ trang, anh dũng đánh vào những cơ quan đầu não.

giao luu ky uc mau than anh 1
Nhiều câu chuyện được chia sẻ trong cuộc giao lưu.

Lực lượng Biệt động Sài Gòn – Gia Định – Chợ Lớn mang trọng trách tập kích đúng giờ G, đánh chiếm, khống chế các mục tiêu, giữ cho được 1 giờ, đảm bảo cho các tiểu đoàn mũi nhọn và lực lượng học sinh, sinh viên, thanh niên đến tiếp ứng, vì vậy buổi giao lưu có rất nhiều câu chuyện cảm động về tinh thần bất khuất của các chiến sĩ Biệt động, qua lời kể của những nhân chứng lịch sử như ông Nguyễn Quốc Độ - Phó chủ nhiệm CLB Truyền thống Biệt động Sài Gòn, bà Võ Minh Nghĩa, chiến sĩ Biệt động, tham gia trận đánh vào dinh Độc Lập, ông Lê Văn Duy, nhà văn, đạo diễn, phóng viên chiến trường xưởng phim Giải Phóng, bà Phùng Ngọc Anh, người sống sót trong cuộc thủ tiêu đồng chí Trần Văn Kiểu và đồng chí Lê Thị Riêng.

Với nhiều câu chuyện từ những nhân chứng lịch sử trực tiếp tham gia vào trận đánh 50 năm trước, buổi giao lưu mong muốn truyền thông điệp cho cho bạn trẻ, đoàn viên thanh niên hào khí bất khuất của cha ông, để hun đúc lòng yêu nước, tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ.

giao luu ky uc mau than anh 2
Đây cũng là dịp những chiến sĩ Biệt động Sài Gòn một thời gặp lại nhau.

Cũng trong đợt hoạt động này, nhà triển lãm chủ đề “Sài Gòn – TP.HCM – Những mùa xuân: Tạo dựng – tự hào – phát triển”, nội dung xoay quanh Kỷ niệm 50 năm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, 320 năm Sài Gòn TP.HCM (1698-2018), và 170 năm Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản, đang trưng bày mô hình chợ Bến Thành, biểu tượng đặc trưng của Sài Gòn – TP.HCM, được xây dựng công phu từ 1.200 cuốn sách thật, với chiều dài 2,5m. Ngoài ra, trong nhà triển lãm còn trưng bày nhiều tựa sách, băng đĩa về chủ đề Mậu Thân và Sài Gòn.

Dự kiến nhà triển lãm sẽ được đặt đến ngày 19/2 để phục vụ nhu cầu tham quan, chiêm ngưỡng của du khách và người dân TP.HCM. 

Đường sách xuân Mậu Tuất ở TP.HCM bày bán hơn 26.000 bản sách

Diễn ra trong 7 ngày Tết, đường sách xuân Mậu Tuất hứa hẹn là điểm đến lý tưởng của người dân TP.HCM.

Minh Đức

Bạn có thể quan tâm