Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuộc gặp lịch sử của Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ diễn ra ở đâu?

Ngày 9/1, các quan chức cấp cao từ Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ có cuộc gặp gỡ đầu tiên sau nhiều tháng tại làng Bàn Môn Điếm, một trong những khu vực nguy hiểm nhất thế giới.

Han Quoc va Trieu Tien gap go anh 1
Làng Bàn Môn Điếm (Panmunjom) còn được biết đến với tên gọi là "làng đình chiến", nằm trên khu vực biên giới giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, chỉ cách Seoul khoảng 60 km. Bàn Môn Điếm nằm trong khu phi quân sự (DMZ), vốn là một vùng đệm chay dọc biên giới hai quốc gia trên bán đảo Triều Tiên, được thành lập sau khi hai nước ký thỏa thuận ngừng bắn vào năm 1953.
Han Quoc va Trieu Tien gap go anh 2
Đây là nơi diễn ra các cuộc gặp quan trọng giữa hai miền trên bán đảo Triều Tiên trong nhiều thập kỷ qua. Ảnh chụp lễ trao trả thi thể của lính Triều Tiên vào năm 2013, dưới sự giám sát chặt chẽ của Liên Hợp Quốc.
Han Quoc va Trieu Tien gap go anh 3
Hàn Quốc và Triều Tiên đã đồng ý tổ chức đàm phán cấp cao vào ngày 9/1 tại Bàn Môn Điếm. Trong khi mối quan hệ giữa hai nước có phần nồng ấm hơn, Bình Nhưỡng không ngừng lên tiếng chỉ trích Mỹ và nhấn mạnh khả năng tấn công hạt nhân tới Washington. 
Han Quoc va Trieu Tien gap go anh 4

Dù có tên là khu phi quân sự, Bàn Môn Điếm là nơi được trang bị dày đặc các loại vũ khí hiện đại nhất thế giới, từ hàng rào dây kẽm gai cho đến ụ súng, đài quan sát... Mỗi năm, hàng nghìn du khách ghé thăm ngôi làng này. Đây là một trong những điểm du lịch hiếm hoi buộc du khách phải ký vào bản cam kết tự chịu trách nhiệm nếu bị thương hay thiệt mạng do "các hành động từ kẻ thù". Ảnh chụp khu vực an ninh chung ở phía đông ngôi làng, nơi binh sĩ hai nước đứng canh gác đối diện nhau.

Han Quoc va Trieu Tien gap go anh 5
Những ngôi nhà màu xanh là nơi từng diễn ra các cuộc họp giữa các lãnh đạo cấp cao của Hàn Quốc và Triều Tiên. Nó có tên là Phòng hội thảo Ủy ban Đình chiến Quân sự (MAC). Đây cũng là nơi duy nhất du khách có thể bước vào lãnh thổ Triều Tiên trong một thời gian ngắn và không cần bất cứ loại giấy phép đặc biệt hay thị thực nào. Nhất cử nhất động trong tòa nhà này đều được binh lính Triều Tiên canh gác và kiểm soát.
Giây phút binh sĩ Triều Tiên đào tẩu bị bắn trọng thương Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc đã công bố đoạn băng ghi lại cảnh binh sĩ Triều Tiên bị các đồng đội bắn nhiều phát súng khi cố chạy sang phía Hàn Quốc tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm.
Han Quoc va Trieu Tien gap go anh 6
Bàn Môn Điếm từng chứng kiến không ít vụ đụng độ giữa binh lính Hàn Quốc và Triều Tiên. Năm 1984, một hướng dẫn viên du lịch Liên Xô từ Triều Tiên đã vượt qua đường phân định, trong khi khoảng 30 lính Triều Tiên đang canh gác ở sau lưng. Một cuộc chạm trán dữ dội giữa binh lính của hai miền đã diễn ra ngay sau đó, khiến một người chết và hai người bị thương. Trước đó, lính Triều Tiên ở khu vực an ninh chung từng dùng rìu giết chết hai lính Mỹ đang làm vườn vào năm 1976. Sự việc này gây chấn động thế giới và các nước quyết định thay đổi nguyên tắc hoạt động của khu an ninh chung, không cho phép lính hai nước vượt qua lằn ranh.
Han Quoc va Trieu Tien gap go anh 7
Du khách đến Bàn Môn Điếm được khuyến cáo tuyệt đối không giao tiếp bằng mắt hay có bất cứ cử chỉ nào có thể gây kích động binh sĩ Triều Tiên. Họ cũng phải mặc trang phục tối màu, kín đáo. 
Han Quoc va Trieu Tien gap go anh 8
Lính Triều Tiên luôn theo dõi mọi hoạt động diễn ra ở phía bên kia lằn ranh.
Han Quoc va Trieu Tien gap go anh 9
Du khách chụp ảnh bên trong Phòng hội thảo Ủy ban Đình chiến Quân sự. 
Hashtag tuần qua: Mỹ - Triều 'khoe' nút hạt nhân chào năm mới Thế giới bước sang năm mới với màn đấu khẩu xưa cũ quen thuộc xung quanh vấn đề Triều Tiên khi ông Kim và ông Trump răn đe lẫn nhau bằng những nút hạt nhân chết chóc.

Thế Long

Bạn có thể quan tâm