Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuộc đua F-35 và J-20: Kẻ tám lạng, người nửa cân

Tiêm kích F-35 của Mỹ có hiệu năng tàng hình tốt hơn nhưng chi phí quá cao trong khi J-20 của Trung Quốc mang tải trọng vũ khí lớn và chi phí thấp.

F-35B trình diễn kỹ năng cất hạ cánh thẳng đứng F-35B là phiên bản chế tạo cho Thủy quân lục chiến Mỹ với khả năng cất hạ cánh thẳng đứng.

SCMP đã so sánh chương trình F-35 của Mỹ với J-20 của Trung Quốc, hai chương trình máy bay chiến đấu tàng hình sẽ trở thành trụ cột của không quân hai nước trong tương lai gần. Các tiêu chí được SCMP so sánh gồm, tính năng, chi phí, khả năng tàng hình và ý nghĩa chiến lược.

F-35 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 15/12/2006. Gần một thập kỷ sau, ngày 2/8/2016, Không quân Mỹ tuyên bố phi đội F-35A đầu tiên sẵn sàng chiến đấu. Chương trình máy bay chiến đấu thế hệ 5 mang tên F-35 được thiết kế thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất, ngăn chặn và chiếm ưu thế trên không.

J-20 thực hiện chuyến bay đầu tiên trong năm 2011 và ra mắt trong triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải tháng 10 vừa qua. J-20 là máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến nhất của Trung Quốc.

Đặc tính kỹ thuật

F-35, máy bay chiến đấu tàng hình một động cơ, có khả năng tác chiến đa nhiệm trong mọi điều kiện thời tiết. “F-35 được thiết kế để trở thành sát thủ tên lửa phòng không với bộ vi xử lý tiên tiến, radar khẩu độ tổng hợp và cảm biến nhận dạng mục tiêu tối tân”, Mark Shackelford, cựu quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ phụ trách mua sắm khí tài, từng nói.

So sanh F-35 va J-20 anh 1So sanh F-35 va J-20 anh 2
F-35 của Mỹ (trái) và J-20 của Trung Quốc. Ảnh: Lockheed Martin/SCMP

F-35 sẽ có khả năng thực hiện nhiệm vụ không đối không tầm gần lẫn tầm xa và có lợi thế hơn so với F-22. Một máy bay chiến thuật, dựa trên tính linh hoạt, cảm biến tiên tiến và khả năng hợp nhất thông tin, theo Lockheed Martin.

Trong khi đó, J-20, máy bay chiến đấu tàng hình 2 động cơ kết hợp cánh mũi. J-20 có thân máy bay dài và rộng cho phép mang nhiều vũ khí và nhiên liệu. Máy bay có 2 khoang vũ khí nhỏ bên hông lắp tên lửa không đối không tầm ngắn, cùng một khoang lớn dưới bụng lắp tên lửa tầm xa, bom các loại.

Justin Bronk, nhà nghiên cứu không quân tại Viện Dịch vụ Liên hiệp Hoàng gia, có trụ sở tại London, Anh nhận xét, so với F-35, J-20 có phạm vi hoạt động xa, lượng nhiên liệu và vũ khí lớn hơn.

Nhiều chi tiết cụ thể của các loại vũ khí mới vẫn chưa được biết đến và Trung Quốc không muốn cung cấp thông tin chi tiết về J-20, vì một số thành phần chính của máy bay có thể chưa hoàn thành và không phải do Trung Quốc sản xuất.

Tính năng tàng hình

Tàng hình là mục tiêu thiết kế hàng đầu của F-35. Máy bay sử dụng vật liệu có khả năng hấp thụ sóng vô tuyến với độ bền cao và yêu cầu bảo trì thấp hơn so với trước. Tuy vậy, F-35 vẫn dễ bị phát hiện bởi các loại radar tần số thấp, bước sóng dài, chẳng hạn như các loại radar dùng trong kiểm soát không lưu dân sự, theo Defence Aviation.

So sanh F-35 va J-20 anh 3
J-20 bay biểu diễn tại triển lãm Chu Hải năm 2016. Ảnh: Gizmodo.

Tuy vậy, radar tần số thấp không cung cấp tọa độ chính xác để dẫn đường cho tên lửa tấn công mục tiêu. J-20 cũng là một máy bay được chế tạo với khả năng tàng hình. Phần mũi của J-20 được cho là có hiệu năng tàng hình tương đương F-22 của Mỹ.

Theo đánh giá sơ bộ của Air Power Australia, tổ chức nghiên cứu quốc phòng độc lập, phần sau của J-20, đặc biệt phần ống xả động cơ rất dễ bị radar phát hiện.

Một quan sát viên hàng không trực tiếp xem J-20 bay biểu diễn tại triển lãm Chu Hải vừa qua nhận xét, mặt cắt ngang của J-20 rất lớn. Như vậy, ở tính năng tàng hình, F-35 của Mỹ có hiệu năng tốt hơn.

Chi phí

Chương trình F-35 được phát triển với 3 phiên bản, F-35A dành cho Không quân, F-35C của Hải quân và F-35B của Thủy quân lục chiến. Trong đó, F-35A có đơn giá thấp nhất, khoảng 98 triệu USD, dự kiến giảm xuống 85 triệu USD khi sản xuất ở quy mô đầy đủ, theo một quan chức phụ trách website chương trình F-35.

Trong năm 2014, giám đốc mua sắm vũ khí của Lầu Năm Góc Frank Kendall nói trong chương trình 60 phút của CBS News: “Chương trình F-35 đã tiêu tốn của Mỹ 163 tỷ USD trong 7 năm qua và tiếp tục chậm tiến độ”.

So sanh F-35 va J-20 anh 4
F-35 là chương trình vũ khí đắt đỏ nhất lịch sử: Ảnh minh họa: Business Insider.

Gần đây, các quan chức Lầu Năm Góc cho biết cần thêm 500 triệu USD để kết thúc việc phát triển F-35. Quá trình giao hàng cho quân đội Mỹ dự kiến hoàn thành vào năm 2037, thời gian sử dụng dự kiến đến năm 2070,

Theo một báo cáo vào ngày 12/12 của New York Times, các quan chức Lầu Năm Góc và Lockheed Martin tiếp tục tranh cãi về chi phí của máy bay.

Zhou Chenming, quan sát viên quân sự nói với SCMP: “Đơn giá của các loại vũ khí do Trung Quốc sản xuất thường ở mức một phần năm đến một phần ba so với vũ khí tương tự của Mỹ.”.

Ông Zhou cho rằng J-20 có tính năng tương tự F-22. Theo dự toán ngân sách Không quân Mỹ năm 2011, đơn giá mỗi chiếc F-22 khoảng 150 triệu USD. Theo cách tính của ông Zhou, đơn giá mỗi chiếc J-20 vào khoảng 30 đến 50 triệu USD.

Ý nghĩa chiến lược

F-35 được xem là công cụ ngoại giao nhằm tăng cường mạng lưới an ninh của Mỹ. 9 quốc gia đối tác đóng góp kinh phí cho quá trình phát triển F-35. Israel đã đặt hàng 33 chiếc F-35 với chi phí khoảng 5,5 tỷ USD. Nội các Israel quyết định tăng số lượng mua lên con số 50.

Orlando Carvalho, Phó chủ tịch phụ trách mảng kinh doanh của Lockheed Martin, từng nói trong năm 2014 rằng chương trình cũng là một công cụ mạnh mẽ để tăng trưởng kinh tế Mỹ và kiếm thêm các đối tác quốc tế.

J-20 không được xuất khẩu, do đó máy bay này không phải là công cụ để tăng cường quan hệ an ninh giữa Trung Quốc và các đối tác. J-20 được đánh giá là một cột mốc quan trọng trong nỗ lực phát triển công nghệ quân sự tiên tiến của Trung Quốc.

Tiêm kích đắt nhất thế giới chưa chiến đấu đã gặp lỗi

15 tiêm kích tàng hình F-35A của không quân Mỹ xuất hiện lỗi bong tróc hệ thống cách điện ở bộ phận làm mát thùng nhiên liệu chưa đầy 2 tháng sau khi đưa vào sử dụng.

Bị nghi ngại về chất lượng, vũ khí Trung Quốc ế ẩm

Trung Quốc sẽ trưng bày hơn 900 loại vũ khí trong triển lãm Chu Hải sắp tới nhưng chất lượng thấp khiến nước này vẫn kém xa Nga, Mỹ trong thị phần toàn cầu.


Quốc Việt (tổng hợp)

Bạn có thể quan tâm