Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuộc đua Concorde và thất bại của máy bay siêu thanh

Concorde của Pháp và Tu-144 của Liên Xô đã mở đầu cuộc đua máy bay thương mại siêu thanh nhưng cả hai đều có kết cục buồn và không có mẫu thứ 3 được chế tạo thêm.

Theo CNN, khi máy bay hành khách siêu thanh Tu-144, còn gọi là Concorde của Liên Xô xuất hiện lần đầu ở triển lãm hàng không Paris Airshow 1971, mọi người đều rất ấn tượng. Trong cuộc chạy đua phát triển máy bay chở khách siêu thanh, Liên Xô đã khởi đầu nhưng kết thúc sớm.

Tổng thống Pháp Georges Pompidou lúc đó gọi nó là “một chiếc máy bay đẹp”. Nhà sản xuất máy bay siêu thanh Concorde của Pháp thừa nhận máy bay “yên tĩnh và đẹp hơn”. Thiết kế khí động học của Tu-144 rất giống với Concorde nên được đặt biệt danh “Concordski” nhưng nó có phần kỳ lạ và huyền bí hơn.

Tu-144 không chỉ là một sản phẩm mà nó còn cho thấy tiềm lực của công nghiệp hàng không vũ trụ Liên Xô. Cũng trong năm 1971, Liên Xô đã thực hiện chuyến thăm dò sao Hỏa và xây dựng trạm không gian đầu tiên. Moscow dường như đã sẵn sàng để đánh bại phương Tây trong lĩnh vực máy bay vận tải siêu thanh.

Tuy nhiên, là sự kết hợp giữa một vài thiếu sót kỹ thuật và kém may mắn, Concordski sớm trở thành một trong những thất bại lớn nhất trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

Máy bay Concorde hạ cánh xuống sân bay New York Một trong những chiếc máy bay Concorde "về hưu" của hãng hàng không British Airways đã bay đến New York vào tháng 7/2015 để trở thành vật trưng bày ở bảo tàng.

Cuộc đua siêu thanh

Mặc dù máy bay Concorde đã giành được một chỗ đứng trong lịch sử, Tu-144 ít được biết đến hơn đã đánh bại nó 2 lần trên bầu trời. Tu-144 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 31/12/1968, 2 tháng trước khi Concorde làm điều tương tự.

May bay thuong mai sieu am anh 1May bay thuong mai sieu am anh 2
Concorde (trái) và Tu-144 (phải) có thiết kế khí động học khá giống nhau. Ảnh: The Sun/NASA.

Tu-144 thực hiện chuyến bay siêu thanh đầu tiên vào tháng 6/1969, sớm hơn 4 tháng so với Concorde. Đây là chiến thắng không hề nhỏ. Tuy người Mỹ đã từ bỏ cuộc đua siêu thanh thương mại khi Quốc hội từ chối tài trợ cho chương trình của Boeing nhưng Tu-144 vẫn là một danh hiệu cho Liên Xô.

Ilya Grinberg, chuyên gia về hàng không Liên Xô nói: “Sự phát triển bắt đầu bằng sự cạnh tranh giữa hai hệ thống chính trị. Kỳ vọng rất cao, người Liên Xô rất tự hào về Tu-144 và nó thật đẹp”.

Tu-144 và Concorde đều là những sản phẩm “vượt thời gian”, vì hàng không dân dụng mới chỉ chuyển sang sử dụng động cơ phản lực trong thập niên 60-70. Tuy nhiên, sự tương đồng trong thiết kế giữa 2 máy bay tạo nên những câu chuyện thú vị về gián điệp.

“Thiết kế của Tu-144 không phải là kết quả của hoạt động gián điệp dù trông chúng khá giống nhau. Thiết kế của chúng rất khác nhau ở nhiều khía cạnh, chúng giống nhau chủ yếu do khái niệm hoạt động”, ông Grinberg nói.

Tu-144 lớn và nhanh hơn một chút so với Concorde. Điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 máy bay là Tu-144 có thêm 2 cánh phụ ngay phía sau buồng lái, đem lại khả năng vận hành tốt hơn ở tốc độ thấp.

Vụ tai nạn ở Paris

Sau khi gây ấn tượng mạnh tại triển lãm hàng không lớn nhất thế giới ở Pháp vào năm 1971, Tu-144 trở lại Paris vào năm 1973 nhưng đó lại là một bi kịch chứ không phải là chiến thắng như lần trước. Concorde, đối thủ của Tu-144 đã vượt lên hoàn thành cuộc trình diễn mà không gặp bất kỳ sự cố nào.

May bay thuong mai sieu am anh 3
Phần còn lại của Tu-144 trong vụ tai nạn năm 1973 ở Pháp. Ảnh: Acro.

Khi đến lượt bay trình diễn, Tu-144 gặp tai nạn phát nổ trên không trung khiến 6 người trên máy bay và 8 người trên mặt đất thiệt mạng. Một giả thuyết cho rằng Tu-144 gặp nạn khi cố gắng tránh tiêm kích Mirage của Pháp đang chụp ảnh nhưng ông Grinberg loại bỏ giả thuyết này:

“Mirage không liên quan đến vụ tai nạn, nguyên nhân thực sự là do phi công đã điều khiển máy bay vượt quá giới hạn cho phép. Các phi công cố gắng gây ấn tượng với truyền thông phương Tây rằng máy bay của Liên Xô có thể bay nhanh hơn so với đối thủ”, ông Grinberg nói.

Sự sụp đổ của một biểu tượng

Vụ tai nạn tại Paris là khởi đầu cho sự trượt dốc của Tu-144. Sự cố khiến chương trình bị chậm đến 4 năm, cho phép Concorde đi vào hoạt động trước. Nhưng điều quan trọng là các nhà khoa học đã không thể thuyết phục lãnh đạo Liên Xô rằng máy bay cần được thử nghiệm nhiều hơn.

“Những ưu tiên chính trị để vượt qua phương Tây bằng mọi giá đóng một vai trò tiêu cực, Moscow thích đẩy nhanh tiến độ trong một lĩnh vực đầy thách thức và phức tạp”, ông Grinberg nói.

May bay thuong mai sieu am anh 4
Tu-144 là một thiết kế không thực sự thành công. Ảnh: Getty.

Tu-144 bắt đầu thực chuyến bay thương mại vào năm 1977 nhưng máy bay tồn tại nhiều vấn đề kỹ thuật và dễ gặp tai nạn. Tu-144 chỉ có thể bay ở tốc độ siêu thanh bằng cách sử dụng buồng đốt 2 lần như máy bay quân sự, điều này gây ra tiếng ồn khi hoạt động rất lớn.

“Tu-144 thực sự không dành cho người có thính giác nhạy cảm” Jonathan Glancey, tác giả cuốn sách “Concorde” nói. Hãng hàng không Aeroflot sử dụng Tu-144 để khai thác chuyến bay kéo dài 2 tiếng giữa Moscow và Almaty, thủ đô của Kazakhstan.

Các chuyến bay hàng tuần hầu như trống rỗng hành khách, máy bay vận chuyển hàng hóa và bưu phẩm nhiều hơn người. Aeroflot quyết định ngưng sử dụng Tu-144 vào năm 1984. Trong thời gian tồn tại ngắn ngủi như một máy bay hành khách thương mại, Tu-144 chỉ có 55 chuyến bay khứ hồi được thực hiện.

Tu-144 gặp rất nhiều vấn đề kỹ thuật, một số chuyến bay gặp sự cố khi đang ở trên không. Các chuyến bay chỉ có thể cất cánh sau khi có sự kiểm tra của Alexei Tupolev, nhà thiết kế chính của dự án. Máy bay tạo ra tiếng ồn kinh khủng khi bay ở tốc độ siêu thanh. Hành khách chỉ có thể trao đổi với nhau thông qua ghi chép.

“Moscow chưa thực sự sẵn sàng để triển khai hoạt động một máy bay chở khách siêu thanh. Máy bay có quá nhiều vấn đề kỹ thuật, không tiết kiệm và cuối cùng không có nhu cầu vận chuyển hành khách ở tốc độ cao”, ông Grinberg nói.

Sự kết thúc một kỷ nguyên

Số phận của Tu-144 đã được dự báo khi một vụ tai nạn chết người xảy ra vào năm 1978. Máy bay bắt lửa sau khi cất cánh gần Moscow buộc nó phải hạ cánh khẩn cấp khiến 2 kỹ sư thiệt mạng. Vụ tai nạn dẫn đến lệnh cấm đối với các chuyến bay chở khách nhưng lý do thực sự cho sự sụp đổ của chương trình nằm ở nơi khác.

“Các nhà lãnh đạo hàng đầu của Liên Xô và Aeroflot không còn quan tâm đến chương trình. Họ gặp quá đủ rắc rối liên quan đến máy bay này và không có động lực kinh tế nào để sử dụng máy bay cho thị trường nội địa”, Grinberg nói.

May bay thuong mai sieu am anh 5
Vụ tai nạn của máy bay Concorde khiến 113 người thiệt mạng vào năm 2000 đã đặt dấu chấm hết cho các chuyến bay thương mại siêu thanh. Ảnh: 20minutes.

Tu-144 dần im lặng và chính thức ngưng hoạt động vào năm 1984. Tổng cộng có 17 chiếc được sản xuất bao gồm cả nguyên mẫu. Các máy bay phần lớn bị loại bỏ, vài chiếc được trưng bày trong các bảo tàng hàng không ở Nga và Đức.

Chuyến bay cuối cùng của Tu-144 được thực hiện vào năm 1999 với sự trợ giúp của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), trong chương trình hợp tác chung giữa hai nước về chuyến bay siêu thanh.

Nhà sản xuất Tupolev cũng đề xuất phiên bản kế nhiệm được gọi là Tu-244 nhưng không được đưa vào chế tạo. Concorde được khai thác thương mại đến năm 2003 nhưng số phận của nó cũng được định đoạt sau vụ tai nạn thảm khốc khiến 113 người thiệt mạng vào năm 2000.

Một số mẫu máy bay chở khách siêu thanh khác cũng được đề xuất nhưng không có mẫu nào trở thành hiện thực. “Tôi thực sự không ngờ rằng trong thời đại Internet và hội nghị trực tuyến lại không cần vận chuyển hàng không tốc độ cao vì mục đích thương mại”, ông Grinberg nói.

Máy bay lao xuống đất phát nổ tại Malta Camera hành trình ghi lại khoảnh khắc chiếc máy bay hạng nhẹ rơi sau khi cất cánh từ sân bay quốc tế Malta hôm 24/10. 5 công dân Pháp trên máy bay đều thiệt mạng.

Concorde - huyền thoại phi cơ chở khách nhanh nhất thế giới

Tốc độ tối đa 2.179 km mỗi giờ, 27 năm phục vụ, bay từ Anh đến Mỹ chỉ mất gần 3 giờ là những dấu ấn về Concorde - máy bay thương mại nhanh nhất thế giới.


'Got chan Achilles' cua ba Harris hinh anh

'Gót chân Achilles' của bà Harris

0

Kinh nghiệm làm công tố viên của bà Kamala Harris giờ đây lại trở thành "điểm gợn" trong cách tiếp cận báo giới, khiến ứng viên đảng Dân chủ gặp khó trong cuộc tranh cử tổng thống.

Trung Hiếu

Bạn có thể quan tâm