Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuộc đời nhà báo Mỹ bị hành quyết tại Iraq

James Foley đánh đổi mạng sống để quyết tâm theo đuổi nghề săn tin trên những chiến trường khốc liệt nhất Trung Đông, như chính anh từng chia sẻ: "Thế giới luôn đầy rẫy rắc rối".

Nhà báo James Foley tại chiến trường Syria năm 2012.
Phóng viên tự do James Foley, 40 tuổi, tác nghiệp tại Syria năm 2012. Anh từng lăn lộn khắp các chiến trường Trung Đông và Bắc Phi như Iraq, Afghanistan, Libya, Syria trong nhiều năm để đưa tin cho báo Global Post của Mỹ  và một số cơ quan truyền thông khác, gồm hãng thông tấn Pháp AFP. Ảnh: AP
Foley từng dạy học tại thành phố Phoenix, bang Arizona, vào năm 1996. Sau đó, anh dạy đọc và viết cho các tù nhân tại một trại giam ở thành phố Chicago. Giữa những năm 2000, Foley quyết tâm theo đuổi nghề báo tại trường Báo chí Medil và sau đó cùng quân đội Mỹ tới các chiến trường Iraq và Afghanistan.
Foley từng dạy học tại thành phố Phoenix, bang Arizona, vào năm 1996. Sau đó, anh dạy đọc và viết cho các tù nhân tại một trại giam ở thành phố Chicago, bang Illinois. Giữa những năm 2000, Foley quyết tâm theo đuổi nghề báo tại trường Báo chí Medil và sau đó cùng quân đội Mỹ tới các chiến trường Iraq và Afghanistan. Ảnh: AFP
a
Năm 2011, chính quyền của nhà lãnh đạo Moammar Gadhafi đã bắt giữ anh và các đồng nghiệp trong 6 tháng. Foley từng kể lại việc chứng kiến một đồng nghiệp, phóng viên ảnh Anton Hammerl, thiệt mạng trong một trận chiến và luôn cảm thấy đau lòng về ngày hôm đó trong suốt quãng đời còn lại. 
a

Tuy nhiên, mọi khó khăn không làm Foley nản chí. “Tôi bị cuốn vào sự kịch tính của xung đột và tôi tìm cách khám phá những câu chuyện chưa từng biết đến. Đó là những chuyện bạo lực cực đoan, nhưng tôi muốn tìm hiểu những con người ở đây thực sự là ai. Tôi cho đây là điều thực sự hấp dẫn", Foley chia sẻ về nghề nghiệp của anh  trong cuộc phỏng vấn do hãng BBC thực hiện năm 2012. Ảnh: AFP

Sarah Fang, một đồng nghiệp của Foley, chia sẻ: “Anh ấy sẵn sàng đến những nơi không ai muốn đặt chân tới. Anh ấy cảm thấy xã hội cần những phóng viên sẵn sàng trở thành nhân chứng và đưa tin về các sự kiện làm nên lịch sử. Đối với Foley, lòng yêu nghề có nghĩa là anh ấy sẵn sàng xuất hiện trên những chiến tuyến”.
Sarah Fang, một đồng nghiệp của Foley, chia sẻ: “Anh ấy sẵn sàng đến những nơi không ai muốn đặt chân tới. Anh ấy cảm thấy xã hội cần những phóng viên sẵn sàng trở thành nhân chứng và đưa tin về các sự kiện làm nên lịch sử. Đối với Foley, lòng yêu nghề có nghĩa là luôn chuẩn bị sẵn tâm lý để tác nghiệp trên những chiến tuyến”. Ảnh: Marquette
q
Bức hình cuối cùng về nhà báo James Foley tại Aleppo, Syria, tháng 11/2012. Phiến quân nhà nước  Hồi giáo đã bắt Foley làm con tin khi anh đưa tin cho trang Global Post. Kể từ đó, Foley bặt vô âm tín cho tới khi phiến quân nhà nước Hồi giáo tại Iraq công bố đoạn video man rợ trên Youtube hôm 19/8. Ảnh: AFP
a

Sau khi biết tin con trai bị phiến quân nhà nước Hồi giáo ở Iraq sát hại, mẹ của phóng viên Foley, bà Diane, nói rằng bà tự hào về con trai: "Con tôi đã hy sinh mạng sống để cho thế giới thấy nỗi thống khổ của người dân Syria".  Sự tàn ác của nhóm phiến quân đã khiến cả thế giới bàng hoàng và phẫn nộ. Ảnh: Daily Mail 

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm