Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuộc đoàn tụ xúc động của những gia đình Hàn - Triều

Trong các cuộc đoàn tụ trước đây, người dân Hàn Quốc và Triều Tiên bật khóc khi gặp lại người thân. Sáng 25/8, tin vui lại đến với họ khi hai miền đạt thỏa thuận giảm căng thẳng.

Yoon Ki-Dal (phải), người Hàn Quốc, gặp lại những người con ông bỏ lại trong Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) ngày 26/9/2009. Trong cuộc đoàn tụ năm ấy, nhiều người già phải ngồi xe lăn, số khác nhờ tới sự giúp đỡ của người nhà song họ vẫn tới để gặp và ôm người thân thất lạc ở Triều Tiên sau nhiều năm. Ảnh: Getty
Bà Lee Oh-soon (trái), người Hàn Quốc, khóc khi gặp mặt em trai Jo Won Je trong một buổi đoàn tụ tại Triều Tiên. Trong thỏa thuận chung giữa Seoul và Bình Nhưỡng sáng 25/8, hai bên đồng ý sắp xếp người nhà của các gia đình ly tán gặp mặt vào dịp Tết Trung thu năm nay và trong tương lai. Ảnh: AP
Bà Kim Ho-Sook (phải), người Triều Tiên, gặp lại em trai trong cuộc đoàn tụ năm 2010 tại núi Kumgang, Triều Tiên. Theo BBC, trước đó, cuộc gặp mặt bị tạm ngưng do sự kiện Triều Tiên bắn pháo về phía đảo gần biên giới Hàn Quốc. Ảnh: Getty
Bà Nam Gung Bong-ja (trái), khóc khi tạm biệt ông Nam Gung Ryuck, bố của bà, bởi ông phải quay về Triều Tiên sau 3 ngày gặp mặt cuối năm 2014. Ảnh: AP
Giới chức Hội Chữ thập đỏ giúp ông Kim Sun-kyum, 91 tuổi, tới nơi gặp mặt người thân đang sống ở Triều Tiên dù sức khỏe không tốt năm 2014. Hàng triệu gia đình phải chịu cảnh chia ly trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Ảnh: AP
Nhiều người cố ấn chặt bàn tay vào kính của ôtô như cảm nhận hơi ấm của người thân trong cuộc hội ngộ cuối cùng của họ bởi mọi người đều đã già. Cuộc đoàn tụ là cơ hội hợp pháp duy nhất cho các gia đình ly tán do chiến tranh có thể gặp lại người thân trong bối cảnh căng thẳng giữa Triều Tiên và Hàn Quốc thường diễn ra. Ảnh: AP

'Hàn - Triều như hai hàng xóm thỉnh thoảng cãi nhau'

Chia sẻ với Zing.vn, những người Việt sinh sống ở Hàn Quốc cho biết, người dân xứ sở kim chi vẫn bình thản, bởi họ đã quen với tình trạng căng thẳng giữa hai miền.

Chiến thuật 'bên miệng hố chiến tranh' của Triều Tiên

Việc Triều Tiên nhượng bộ để hạ nhiệt căng thẳng, đạt thỏa thuận, sau các động thái điều động quân đội và tuyên bố chiến tranh là điều mà các nhà quan sát đã lường trước.

Nguyễn Thái

Bạn có thể quan tâm