Sau 6 năm tại LinkedIn với visa H-1B, Rangnekar, người từng chiến thắng Techcrunch50 trước đây, nay đã vui vẻ định cư ở Toronto, Canada cùng gia đình của mình. Vì visa H-1B của Mỹ gắn với công việc, anh luôn bị giới hạn khi nhận việc, chuyển công ty hay cố gắng xin thị thực để bắt đầu mở công ty. Thẻ xanh H-1B được phân bổ theo quốc gia, vì thế với những người đến từ các nước đông dân như Ấn Độ hay Trung Quốc, thời gian chờ đợi xét duyệt hồ sơ xin nhập cư của họ đã lên tới hơn 10 năm.
Chương trình H-1B, cho phép các công ty Mỹ đưa người nước ngoài tới nước này làm việc ở các lĩnh vực chuyên môn như toán học, khoa học và kỹ thuật, từ lâu đã là một chủ đề gây tranh cãi. Các công ty công nghệ nói rằng họ cần thị thực để có được tài năng khan hiếm, trong khi nhóm khác cho rằng cơ chế này cho phép các công ty thuê lao động nước ngoài rẻ hơn thay vì người Mỹ.
Thung lũng Silicon không thể thiếu visa H-1B
Trong 15 năm liên tiếp, số lượng người nộp đơn xin thị thực làm việc H-1B đã vượt quá giới hạn con số 85.000 visa có sẵn của chương trình.
Amazon, Microsoft và Google chỉ là một vài gã khổng lồ công nghệ dựa vào visa H-1B để giành lấy những tài năng công nghệ đáng thèm muốn. Các công ty công nghệ nổi bật đã chứng kiến sự gia tăng các đơn xin thị thực làm visa H-1B đã được phê duyệt từ năm 2016 đến năm 2017, với Amazon chiếm phần lớn.
Số lượng đăng ký thành công visa H-1B của các gã công nghệ khổng lồ. Ảnh: Jenny Cheng |
Thị thực H-1B là con đường chính cho những người nhập cư có tay nghề nhập cảnh vào Mỹ. Không chỉ các công ty ở Thung lũng Silicon dựa vào thị thực H-1B, những công ty ở New York, Texas và Washington DC cũng sử dụng rất nhiều.
Báo cáo của Trung tâm nghiên cứu Pew gần đây cho thấy: Gần một phần ba thị thực đã đi đến các doanh nghiệp trong khu vực thành phố New York. Vì vậy, hạn chế gia tăng và từ chối thị thực H-1B khiến nhiều công ty lo lắng.
Các báo cáo gần đây cho thấy việc hạn chế đối với lao động nước ngoài có thể có tác động lớn đến ngành công nghiệp công nghệ.
Một báo cáo từ Dự án Cạnh tranh và Đổi mới Thung lũng Silicon đã phát hiện ra rằng các công ty công nghệ lớn nhất nước này phụ thuộc nhiều hơn vào lao động nước ngoài so với các công nhân trong nước. Ở đây, ít nhất 57% lao động trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, kỹ sư và toán học có trình độ cử nhân trở lên được sinh ra bên ngoài Mỹ.
Theo dữ liệu từ Bộ Lao động Hoa Kỳ, IBM đã nộp đơn cho 12.381 visa H-1B năm ngoái, Microsoft là 5.029 và Google là 4.897.
Tỷ lệ "kỳ lân" ngành công nghệ của Mỹ giảm đáng kể
Trong nhiều thập kỷ, Mỹ đã thu hút một số người giỏi nhất và sáng giá nhất. Bây giờ mọi chuyện đã đảo ngược.
Vivek Wadhwa, tác giả của “The Immigrant Exodus: Tại sao nước Mỹ đang tụt lại trong cuộc đua toàn cầu thu hút tài năng doanh nhân”, nói rằng trong lớp học hiện tại của ông tại Carnegie Mellon, không một sinh viên nước ngoài nào nghĩ đến chuyện ở lại. Sinh viên người nước ngoài đã từng ở lại nay đang trở về nước của họ để bắt đầu kinh doanh. Điều này, theo Wadhwa, là đáng báo động vì nó sẽ ảnh hưởng xấu đến sự đổi mới của Mỹ.
“Trong vòng 5 đến 10 năm tới, chúng ta sẽ cạnh tranh hơn bao giờ hết với Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore và nhiều nước khác trên khắp thế giới về thu hút tài năng”, ông nói.
Mỹ đã chứng kiến tỷ lệ "kỳ lân" ngành công nghệ giảm đáng kể trong những năm gần đây, theo số liệu từ CB Insights. Trong số 214 công ty khởi nghiệp “kỳ lân” trên toàn cầu, 41% có trụ sở tại Mỹ so với 75% năm 2013. Trong khi đó, tỷ lệ này ở các nước khác lại gia tăng, đặc biệt là Trung Quốc. Trung Quốc hiện đóng góp tới 36% “kỳ lân” công nghệ cao thế giới, trong khi đó năm 2014 con số mới dừng ở 12%.
Những người nhập cư đã tạo ra hơn một nửa số công ty khởi nghiệp hàng tỷ USD của Mỹ. Một ví dụ là người đồng sáng lập Google: Sergey Brin, người đã di cư từ Liên Xô cũ. Ảnh: Sưu tầm |
“Nếu Mỹ tiếp tục con đường đang đi, Trung Quốc sẽ có nhiều “kỳ lân” công nghệ cao hơn. Trung Quốc đang bắt kịp Mỹ về công nghệ tiên tiến trên mọi thứ từ trí thông minh nhân tạo (AI) và chỉnh sửa gen đến điện toán lượng tử”, Wadhwa nói. “Một khi điều đó xảy ra, Trung Quốc sẽ gần với Thung lũng Silicon hơn bao giờ hết, và sau đó họ sẽ chiếm hết phần của chúng ta.”
Cuộc đua của các quốc gia
Việc nhập cư của Hoa Kỳ đã gặp khó khăn trong một thời gian, nhưng các lệnh điều hành của Trump và chống tham nhũng đã đẩy nhanh hơn nữa xu hướng này.
Trong khi mục đích giám sát là ngăn chặn sơ hở trong chương trình H-1B, thì kết quả là nhiều nhân tài hợp pháp đang bị từ chối. Một thị thực khác là start up-visa có thể là một sự thúc đẩy cho Thung lũng Silicon cũng đã bị dập tắt.
Quy tắc doanh nhân quốc tế, hoặc thị thực khởi nghiệp (start-up visa), sẽ cho phép các doanh nhân nước ngoài đủ điều kiện ở lại Mỹ để xây dựng doanh nghiệp. Dự kiến có hiệu lực vào năm ngoái nhưng quy điện này đã bị trì hoãn.
Trong khi Mỹ đóng cửa biên giới của mình, các quốc gia khác đang mở rộng chào đón nhân tài. Pháp đã giới thiệu một chương trình visa công nghệ mới vào năm ngoái, và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nói rằng ông đặt mục tiêu biến Pháp trở thành một "quốc gia khởi nghiệp".
Canada đã khởi động một chương trình để theo dõi nhanh thị thực và giấy phép lao động ngắn hạn cho những công nhân nước ngoài có tay nghề cao. Khi Mỹ cho biết vào tháng Sáu họ sẽ ngừng xử lý thị thực H-1B trong tối đa sáu tháng, Canada đã tăng cường và cho biết sẽ nhanh chóng theo dõi các đơn đăng ký.
Bộ Thương mại của Ấn Độ và nhiều cơ quan chính phủ khác nhau đã tạo ra các phòng thí nghiệm đổi mới nhằm nỗ lực phát triển khởi nghiệp của đất nước, trong khi Trung Quốc đã cam kết đầu tư mạnh mẽ vào trí thông minh nhân tạo (AI) để tạo ra ngành công nghiệp trị giá 150 tỷ USD vào năm 2030.
Làn sóng những người rời khỏi Mỹ hiện tại vẫn chưa xác định được chính xác số lượng nhưng, “những tuyên bố đã khiến mọi người thực sự bị căng thẳng. Họ muốn làm việc và dành thời gian với gia đình, chứ không phải đối phó với áp lực chính trị”, Rangnekar nói.
“Mỹ vẫn là một nơi tuyệt vời. Chưa phải là quá muộn. Thung lũng Silicon vẫn là nơi tuyệt vời nhất trên thế giới, mọi người vẫn muốn ở đây nếu họ có lựa chọn. Vấn đề là, chúng tôi không chọn lựa", Wadhwa nói.