Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cùng Ken Watanabe xây dựng kỹ năng hoàn thiện bản thân

Cuốn sách "Khó cỡ nào cũng gỡ" giúp giới trẻ xác định được nguyên nhân sâu xa của vấn đề, từ đó đưa ra nhiều giải pháp tiềm năng để ta có thể hoàn thiện bản thân mình.

Thoạt nhìn tên sách No Problem (tựa tiếng Việt: Khó cỡ nào cũng gỡ), nhiều độc giả cho rằng tác giả về tư duy logic hàng đầu Nhật Bản Ken Watanabe khá tham vọng.

Tuy nhiên, qua những trang sách, bằng những phản biện cụ thể và tư duy khoa học Ken Watanabe đã chứng minh cho công chúng thấy mọi vấn đề của cuộc sống đều có thể giải quyết nếu ta biết cách tháo gỡ.

Chính vì vậy, tác phẩm Khó cỡ nào cũng gỡ nhanh chóng trở thành sách gối đầu giường cho thế hệ thanh thiếu niên ở Nhật Bản. Không chỉ vậy, Khó cỡ nào cũng gỡ nằm trong top sách bán chạy ở nhiều quốc gia.

Là một cây bút khoa học, nên cách mà Ken Watanabe chọn đặt vấn đề cho tác phẩm của mình không giống với những nhà văn. Mở đầu ông đi thẳng vào thực tế, chỉ ra bốn kiểu người tiêu biểu của cuộc sống: Người hay than thở; người hay phê bình; người mộng mơ và người dám nghĩ, dám làm. Ở mỗi kiểu người đều mang trong mình đặc trưng tính cách riêng biệt.

sach giup ban hoan thien ban than anh 1
Cuốn sách sách No Problem (bản tiếng Việt là Khó cỡ nào cũng gỡ) của tác giả Ken Watanabe.

Một điểm khác biệt nữa ở cây bút khoa học này thay vì đi sâu phân tích bốn kiểu người tiêu biểu, tác giả chọn cách đưa ra những tình huống cụ thể, phát sinh từ chính kiểu người ấy để người đọc hình dung phương pháp tư duy để tìm ra nguồn gốc và giải quyết vấn đề.

Theo tác giả, giải quyết vấn đề có thể được chia thành một quy trình gồm bốn bước và chúng luôn đi cùng nhau thành một bộ, không thể tách rời.

Bước 1: Hiểu được những gì đang xảy ra.

Bước 2: Tìm ra nguyên nhân thực sự của vấn đề.

Bước 3: Vạch ra một kế hoạch khả thi.

Bước 4: Hành động theo kế hoạch đó cho đến khi vấn đề được giải quyết và thay đổi kế hoạch khi cần.

Nếu bạn tìm ra nguyên nhân của vấn đề mà không bắt tay vào hành động thì điều đó cũng vô ích. Hay nếu bắt tay vào hành động song lại không thực hiện đúng kế hoạch thì hành động đó cũng vô ích. Bạn phải hoàn thành cả bốn bước để giải quyết vấn đề.

Nếu bạn đọc tinh ý sẽ nhận ra trong cuốn sách câu hỏi được xuất hiện nhiều nhất là đâu là nguyên nhân chính của vấn đề?

Tác giả nhận định khi tìm kiếm được nguyên nhân thật sự của vấn đề sau đó lên kế hoạch và tiến hành hành động. Khi biết cân bằng giữa tư duy và hành động, người trẻ biết giải quyết vấn đề sẽ thực hiện những điều tuyệt với, đáng ngạc nhiên.

Ông đưa ra một ví dụ cụ thể về cậu bé Carlos. Điểm toán của cậu bé không tốt, có thể cậu sẽ nghĩ “lẽ ra điểm của mình có thể cao hơn thế này” rồi ngồi hy vọng điểm của mình tăng lên mà không hề hành động gì. Nếu vậy điểm của Carlos sẽ mãi như cũ vì cậu không bắt tay tìm ra nguyên nhân vấn đề hoặc không biết làm gì để cải thiện nó.

Thông qua sự việc, bằng những tư duy logic, Ken Watanabe truy từ gốc của vấn đề và đưa độc giả đến sơ đồ phác thảo toàn bộ vấn đề mình gặp phải. Tác giả gợi ý cách để tạo ra một cây logic đó là chia vấn để là thành những loại nhỏ, trong quá trình chia ấy bạn phải chắc chắn rằng ta không bỏ sót bất cứ điều gì. Sau đó đặt các loại vấn đề giống nhau vào cùng một nhánh cây.

sach giup ban hoan thien ban than anh 2
Dùng cây logic sẽ giúp bạn xác định được nguyên nhân vấn đề và đưa ra nhiều giải pháp tiềm năng.

Khi sử dụng sơ đồ cụ thể, lý tính và khoa học ấy, người đọc có thể phát hiện được chỗ sai trong toàn bộ quy trình diễn tiến sự việc, từ đó cách giải quyết vấn đề cũng hiện ra hết sức rõ nét.

Với những tính huống như cậu bé Albert muốn học vẽ đồ họa, nhưng cậu ta không có mày tính. Kiwi muốn đến trại bóng đá ở Brazil, nhưng cô bé không có đủ tiền. Ba người bạn thân gồm Rad, Ritta và Remi muốn thành lập một ban nhạc rock, nhưng lại chẳng có ai đến xem họ trình diễn…. Tất cả sự việc mà Ken Watanabe đưa ra trong tập sách rất gần, rất đời sống giúp độc giả dễ dàng hình dung.

Bên cạnh đó, theo dõi quá trình các nhân vật giải quyết vấn đề của mình, người đọc sẽ bớt dành thời gian lo nghĩ về những điều tồi tệ hay chọn được cách tư duy khoa học ứng dụng vào đời sống để dễ dàng bước qua sai lầm, tiến đến thành công. Đây cũng chính là lý do Ken Watanabe cho ra đời tập sách.

Cuộc đời này cần lắm những nụ hôn

Đặt nụ hôn lên bàn tay người đàn bà, người tình lỡ làng ta trân quý, để khi chia tay dù xót xa nhưng sâu thẳm trong tâm hồn đối phương vẫn còn lại những điều tốt đẹp.

Nguyên Phương

Bạn có thể quan tâm