Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Củng cố lực lượng, Mỹ có thể điều tàu sân bay USS Nimitz đến châu Á

Tàu sân bay USS Nimitz có thể được triển khai ngắn hạn đến châu Á để lấp đầy khoảng trống khi hai hàng không mẫu hạm ở đây không thể hoạt động vì dịch bệnh và bảo trì.

Dù có thủy thủ được xác nhận dương tính với Covid-19, nhưng tàu sân bay USS Nimitz (CVN-68) sẽ “ra khơi trong thời gian ngắn”, nhưng không xác định điểm đến, tướng Mark A. Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, nói trong một tuyên bố, tạp chí National Interest cho biết.

Đầu tháng này, tàu sân bay Nimitz đã sẵn sàng để triển khai, nhưng một thủy thủ đã được xác định dương tính với Covid-19 khiến việc triển khai bị hoãn lại. CVN-68 thuộc nhóm tác chiến tàu sân bay số 11 (CSG-11), một phần của Hạm đội 3, có nhiệm vụ phối hợp với Hạm đội 7 để thực hiện các nhiệm vụ trên khắp Thái Bình Dương.

Tau san bay My o chau A anh 1

Tàu sân bay Nimitz trong một nhiệm vụ trên biển. Ảnh: AFP.

Tướng John Hyten, Phó chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, nói với các phóng viên rằng nhiều trường hợp dương tính với Covid-19 sẽ được báo cáo trên các tàu chiến Mỹ. Ông cho biết Hải quân Mỹ cần phải thích nghi với hoàn cảnh mới.

“Đây sẽ là thách thức mới mà chúng ta cần phải tập trung vào, chúng ta phải điều chỉnh theo thế giới mới hôm nay”, tướng Hyten nói với Military.com.

Thủy thủ đoàn tàu sân bay Nimitz đã hoàn thành việc cách ly 14 ngày tại căn cứ Bremerton, Washington trước khi có thể ra khơi. Hải quân Mỹ hiện không có kế hoạch chi tiết cho CSG-11 dưới dự chỉ huy của chuẩn đô đốc Yvette M. Davids.

Tuy nhiên, các tàu thuộc CSG-11 phải hoàn thành việc huấn luyện và một số bài tập nhất định để được chứng nhận triển khai.

Trong một diễn biến khác, Hải quân Mỹ đã kéo dài nhiệm vụ của tàu sân bay USS Harry S.Truman (CVN-75) đang hoạt động ở Đại Tây Dương. CVN-75 thuộc nhóm tác chiến tàu sân bay số 8 (CSG-8) đã tiến hành 2 nhiệm vụ liên tiếp mà chưa tiến hành bảo trì.

“Chúng tôi sẽ giữ Truman trên biển cho đến khi Nimitz có thể ra khơi”, tướng Milley nói. Hải quân Mỹ đang có 2 tàu sân bay tại châu Á, nhưng đều không thể hoạt động. Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đang neo tại đảo Guam để xử lý ổ dịch Covid-19 bùng phát trên tàu.

Trong khi đó, tàu sân bay thứ 2 là USS Ronald Reagan đang bảo trì tại căn cứ ở Nhật Bản, tạo ra khoảng trống về sức mạnh hàng không hải quân ở Ấn Độ - Thái Bình Dương. Hải quân Mỹ đã triển khai tàu đổ bộ tấn công USS America (LHA-6), mang theo tiêm kích tàng hình F-35B có thể hoạt động như một tàu sân bay hạng nhẹ.

Đây được xem là sự bổ sung năng lực hàng không hải quân trong khi chờ đợi tàu sân bay mới được triển khai đến châu Á – Thái Bình Dương.

Australia dùng trực thăng, cảnh khuyển bắt người vi phạm lệnh cách ly Tối 18/4, lực lượng cảnh sát ở vùng biển Palm Beach (Queensland, Australia) đã bắt ba đối tượng trên sân thượng tòa nhà Jefferson Lane vì vi phạm lệnh cách ly xã hội.

Cận cảnh tàu đổ bộ hiện đại nhất của Mỹ đang hoạt động trên Biển Đông

USS America là tàu đổ bộ tấn công hiện đại nhất của hải quân Mỹ, vừa được đưa sang khu vực Tây Thái Bình Dương tham gia vào lực lượng triển khai đón đầu của Hạm đội 7.

Mỹ xác nhận 2 tàu chiến đang hoạt động trên Biển Đông

Người phát ngôn Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ xác nhận tàu đổ bộ USS America và tuần dương hạm USS Bunker Hill đang hoạt động trên Biển Đông.

Trung Hiếu

Bạn có thể quan tâm